Câu 2 :
Ca dao, dân ca : Các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người
Tục ngữ : Những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được áp dụng vào cuộc sống
Thơ trữ tình : Sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính biểu cảm nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó
Thơ thất ngôn tứ tuyệt : Gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau
Thể thơ dân tộc : bắt nguồn từ ca dao, dân ca, với kết cấu theo từng cặp (câu 6/ câu 8). Vần bằng, lưng, liền, nhịp 2/2/2/2 ; 3/3/4/4 ; luật bằng trắc : 2B - 2T - 6B - 8B
Thơ song thất lục bát : kết hợp giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát, một khổ 4 câu ( 2 câu 6/ câu 8)
Phép tương phản nghệ thuật : Sự đối lập giữa các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, để tô đậm và nhấn mạnh đối tượng
Câu 3 :
Những tình cảm, thái độ được thể hiện trong các bài ca dao :
- Tình thân gia đình
- Tình yêu quê hương đất nước
- Tình yêu bản thể
- Thái độ mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội
Câu 4 :
Những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội :
- Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt, những kinh nghiệm về đời sống
- Thể hiện thái độ tôn vinh những giá trị của con người
Câu 5 :
Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong đoạn thơ, bài thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc :
- Tình yêu quê hương đất nước
- Tình yêu thiên nhiên
- Tình yêu cuộc sống: trân trọng vẻ đẹp của những người phụ nữ tài hoa, thương cảm cho những người phụ nữ bạc mệnh
Câu 7 :
Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện qua câu tục ngữ :
- Một cây làm chẳng nên non
- Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt :
- Tiếng Việt truyền tải được nội dung, tâm tư tình cảm của người nói
- Tiếng Việt còn tạo ra nhịp điệu, nhạc tính khi thể hiện nội dung
Câu 8 :
Văn chương mang lại cho con người một đời sống tinh thần phong phú, khơi gợi ở con người những tình cảm tốt đẹp. Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ còn cung cấp cho con người tri thức về đời sống xã hội. Văn học đúng như tác giả Hoài Thanh có nói “… gây cho ra những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên. Lịch sử loài người nếu xóa bỏ văn chương sẽ xóa bỏ mất lịch sử phát triển của mình, sẽ nghèo nàn về tinh thần
Câu 9 :
Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình Ngữ văn 7, giúp học sinh có thể vận dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng để học văn tốt hơn
Ví dụ khi dạy bài "Cuộc chia tay của những con búp bê" (Ngữ văn 7 tập 1) giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn tiếng Việt, giáo viên có thể đặt câu hỏi :
Em hãy tìm những từ láy diễn tả tâm trạng của Thủy khi nghe yêu cầu chia đồ chơi của mẹ
- Những từ láy đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt dụng ý nghệ thuật của tác giả ?
Tích hợp với phần Tập làm văn, giáo viên có thể đặt câu hỏi :
- Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể đó ?
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK