Câu 1 :
Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn đầu thế kỉ XX. Thơ văn của ông tràn ngập tinh thần yêu nước trên cả hai mảng sáng tác chữ Hán và sáng tác chữ Nôm. Tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương được sáng tác vào năm 1905 trước khi ông lên đường sang Nhật Bản. Tác phẩm cho thấy bầu nhiệt huyết tìm đường cứu nước cháy bỏng của người chí sĩ cách mạng.
Chí làm trai làm một phạm trù quan trọng trong văn học trung đại, nó được thể hiện không chỉ ở trong văn học dân gian: “Làm trai cho đáng nên trai/ Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên” mà còn thể hiện đậm nét trong các sáng tác trung đại: “Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển” (Chí làm trai – Nguyễn Cống Trứ)…. Và đến Phan Bội Châu, ông cũng tiếp nối truyền thống của văn học dân tộc, nhưng có những bước tiến mới, với quan niệm mới mẻ:
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Đối với Phan Bội Châu làm trai phải “lạ” tức là phải có quan niệm, lí tưởng sống cao đẹp, dám mưu đồ những việc phi thường, hiển hách. Ông không chấp nhận sự xoay vần của vũ trụ, để nó ảnh hưởng đến số phận, cuộc đời mình. Phan Bội Châu cho rằng làm trai không được để bản thân ở thế bị động, để số phận quyết định đời mình mà phải là một nam nhi chủ động, tự tạo nên con đường của bản thân. Điều này đã được minh chứng rõ nét trong cuộc đời của ông. Trước cảnh nước mất nhà tan, giặc ngoại xâm tràn vào bờ cõi, nhiễu nhương đời sống nhân dân, là một người yêu nước thương nòi nên Phan Bội Châu không thể đứng im nhìn cảnh tượng đau lòng đó, ông mang quyết tâm lớn, ra nước ngoài (Nhật Bản) để học tập và tìm con đường cứu nước đứng đắn cho dân tộc. Cuộc đời ông đã minh chứng cho cái “lạ” mà ông thể hiện trong thơ ca. Lí tưởng sống cao đẹp, vì dân vì nước của ông thật đáng trân trọng và tự hào. Hai câu thơ đầy khẩu khí, giọng điệu vô cùng tự tin, táo bạo.
Hai câu thực thể hiện ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với thời cuộc:
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở há không ai?
Câu thơ thể hiện những khao khát cao đẹp của một nhân cách lớn. “Trăm năm” là cả một đời người, với nhiều biến động của lịch sử xã hội, nhưng ông vẫn khẳng định “cần có tớ” để đem hết tài năng của bản thân cống hiến, hoàn thành sứ mệnh của kẻ làm trai, trả món nợ công danh và lưu danh muôn thuở “Làm trai đứng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ). Câu thơ gợi nhắc ta nhớ đến bài “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” tức mọi việc trong trời đất đều thuộc phận sự của ta. Câu thơ cho thấy sự gặp gỡ của những tư tưởng lớn, nhân cách lớn. Ở họ đều có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của cá nhân đối với thời cuộc, học sẵn sàng gánh vác sứ mệnh mà lịch sử giao cho. Câu thơ thứ tư hướng đến thế hệ tương lai, những người tiếp nối sự nghiệp, cho thấy ý thức, khát vọng, cũng như niềm tin của ông vào những thanh niên thế hệ tiếp nối.
Trước tình cảnh của đất nước Phan Bội Châu thể hiện thái độ hết sức quyết liệt:
Non sông đã chết, sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài
Ông nhận thức sâu sắc về thực trạng đất nước lúc bấy giờ “non sông đã chết” – đất nước đã mất chủ quyền, mảnh đất ông cha đổ bao xương máu mới giữ được nay lại rơi vào tay quân giặc, nhân dân phải sống trong cảnh nô lệ, lầm than. Cuộc sống đó khiến ông cảm thấy “sống thêm nhục” nó là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. Trong câu thơ dịch chưa truyền tải hết tinh thần của nguyên tác: “Giang sơn tử hĩ đồ nhuế/ Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si” câu thơ đầy mạnh mẽ, tràn ngập cảm hứng phủ định về nền học vấn Nho học đã lỗi thời, không còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Để từ đó ông nêu lên khát vọng hành động và tư thế lên đường:
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Tác giả dựng lên bối cảnh kì vĩ, to lớn đó là biển đông, là những ngọn gió lớn, những đợt sóng bạc, các sự vật to lớn như vậy mới có thể thể hiện đầy đủ cái hùng tâm tráng trí ôm trùm thiên hạ của một con người yêu nước nồng nàn. Đồng thời cũng làm nổi bật tư thế “bay lên” cho thấy con người có tầm vóc lớn lao, sánh ngang vũ trụ. Câu thơ là kết tinh trọn vẹn khát vọng, hành động đẹp đẽ của Phan Bội Châu: ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, đồng thời cũng là cách thức ông thỏa chí làm trai.
Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu sức truyền cảm. Giọng điệu thơ tâm huyết, sâu lắng, đầy sôi sục, hào hùng. Những vần thơ có tác động mạnh mẽ với tâm lí người đọc, nó như một bài tuyên truyền cổ vũ, động viên con người hãy đứng lên và hạnh động vì đất nước.
Xuất dương lưu biệt đã khắc họa một cách chân thực và lãng mạn vẻ đẹp hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu đầu thế kỉ. Ông mang trong mình những tư tưởng canh tân mới mẻ, táo bạo với lòng nhiệt huyết sục sôi, cuộn trào, khát vọng lên đường cháy bỏng để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Câu 2 : bạn kham khảo nha ^^
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ Xuất hiện vào giai đoạn toàn thịnh của thơ Mới, Huy Cận (1919 – 2005), quê ở Hương Sơn – Hà Tĩnh, là một trong những thi sĩ có công đưa phong trào này lên tới đỉnh cao. Ở độ chín nhất, phong cách thơ Huy Cận có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển nhất là cổ điển Đường thi với yếu tố thơ Mới, cụ thể hơn là sự hòa hợp giữa nỗi sầu vũ trụ và thế nhân từng chan chứa trong thơ Đường với nỗi cô đơn của cái “tôi” cá nhân, cá thể trong thơ Mới tạo nên nỗi sầu vạn kỉ.
- Bài thơ Tràng giang sáng tác năm 1939, in trong tập Lửa thiêng là bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám được xếp vào hàng kiệt tác.
II. Thân bài
1. Bức tranh thiên nhiên về trời rộng sông dài trong Tràng giang
* Khổ 1: Bức tranh sông nước buồn vắng
- Câu thơ mở đầu đã mở ra một không gian sóng nước mênh mông:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
- Trên bức tranh sông nước ấy hiện lên một hình ảnh quen thuộc:
Con thuyền xuôi mái nước song song
Sự xuất hiện của con thuyền trong thơ văn xưa nay thường chỉ sự lênh đênh trôi dạt.
Ở đây ngoài ý nghĩa ước lệ ấy, con thuyền hiện lên giữa sông nước mênh mang còn gợi ra sự bé nhỏ, đơn độc, lẻ loi. Con thuyền ấy lại đang ở trạng thái “xuôi mái”, nghĩa là còn có thêm tính chất thụ động, phó mặc cho dòng nước đẩy đưa…
- Đến câu thơ thứ ba, nhà thơ tiếp tục những nét vẽ về thuyền và nước nhưng lại đặt trong sự chia lìa: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”
- Giữa dòng tràng giang cổ điển mang phong vị Đường thi, nhà thơ đã thả xuống một hình ảnh “sống sít” của hiện thực (chữ dùng của Xuân Diệu) ở câu cuối cùng:
Củi một cành khổ lạc mấy dòng. Hình ảnh cành củi khô nhỏ bé được tác giả đặt vào một thế tương phản mạnh mẽ, lạc giữa mấy dòng.
Hình ảnh cành củi khô nhỏ bé được tác giả đặt vào một thế tương phản mạnh mẽ, lạc giữa mấy dòng nước mênh mang vô tận đã càng nhấn mạnh sự vô định, lạc lõng, bơ vơ hết sức tội nghiệp.
* Khổ 2: Bức tranh cồn bãi hoang vắng
- Trên nền không gian dòng sông dài rộng không cùng và cổ kính lâu đời, nổi bật lên hìn ảnh của cồn bãi:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
+ Từ láy “lơ thơ” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự thưa thớt, khiến cồn cát vốn đã nhỏ càng trở nên trống trải giữa mênh mang sông nước.
+ Từ láy “đìu hiu” gợi ra hình ảnh của ngọn gió lạnh vắng, hiu hắt.
- Nhà thơ không chỉ cảm nhận Tràng giang bằng thi giác mà còn cảm nhận bằng thính giác:
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
+ Âm thanh của tiếng chợ chiều dù là dấu hiệu của sự sống con người nhưng lại vào lúc đã vãn, gợi ra sự tàn tạ, chứa chất nỗi buồn.
+ Âm thanh ấy lại vẳng đến từ một không gian rất xa, càng trở nên nhỏ nhoi và buồn vắng, gọi cảm giác đây là chốn bị bỏ quên trên trái đất này.
- Đến hai câu thơ cuối, cái nhìn của Huy Cận còn bao quát một phạm vi không gian từ cao đến thấp, từ gần đến xa:
“Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
- Hai cặp tiểu đối “nắng xuống – trời lên”, “sông dài – trời rộng” đã tạo nên một bức tranh không gian ba chiều rất đặc sắc.
- Xuất thần nhất là cụm từ “sâu chót vót”.
- Giữa không gian vũ trụ mênh mang không cùng, nổi bật lên hình ảnh “bến cô liêu” nhỏ bé, lạc lõng đến tội nghiệp.
2. Bức tranh tâm trạng trong Tràng giang
* Khổ 1:
- Ngay từ câu thơ mở đầu, dòng tràng giang hiện lên vừa là một hình ảnh ngoại giới vừa là một hình ảnh tâm giới, mang nặng nỗi niềm của thi nhân “buồn điệp điệp”.
“Buồn điệp điệp” là nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng trùng trùng lớp lớp, triền miên, dai dẳng Nỗi buồn ấy đang trải ra cùng với không gian sông nước mênh mang…
- Sự xuất hiện của con thuyền phần nào gợi lên nét tâm lí chán trường của tác giả, của tầng lớp thnah niên tiểu tư sản trong hoàn cảnh đất nước…
- Hình ảnh thuyền nước chia lìa làm cho nỗi buồn trong lòng người tiếp tục lan tỏa rộng thêm và lặn xuống ở chiều sâu “sầu trăm ngả”.
- Hình ảnh cành củi khô phải chăng là một ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa sự mênh mông của dòng đời.
* Khổ 2:
- 2 câu đầu là hình ảnh cồn bãi hoàn toàn vắng vẻ, trong cảm giác trống trải, thi nhân đã cố gắng đi tìm dấu hiệu của sự sống con người, của hơi ấm tình người nhưng sự hiện hữu ấy quá nhỏ bé và mờ nhạt nên thi sĩ càng thêm thấm thía sự cô đơn đến cùng cực.
- 2 câu cuối lại nổi bật hình ảnh của “bến cô liêu” bé nhỏ và lạc long giữa sông dài, trời rộng đang mở ra không cùng, đó phải chăng chính là bóng dáng, là nỗi
niềm của chính Huy Cận.
3. Tổng hợp đánh giá
a) Giá trị nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên và con người trong Tràng giang mênh mông vô biên đầy quạnh hiu hoang vắng. Từ thiên nhiên ấy đã làm nổi bật hình ảnh cái tôi là một lữ thứ bơ vơ, cô đơn với nỗi buồn vô tận trước trời nước – biểu hiện của nỗi lòng yêu nước thầm kín thiết tha trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.
b) Đặc sắc nghệ thuật:
Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại.
III. Kết luận
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.
- Khẳng định lại vị trí tác giả - là một trong những đỉnh cao thơ Mới.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK