Trang chủ Địa Lý Lớp 7 Vì sao đại bộ phận lãnh thổ châu Âu lại...

Vì sao đại bộ phận lãnh thổ châu Âu lại có khí hậu ấm áp và mưa nhiều ? Châu Âu có bao nhiêu môi trường tự nhiên ? So sánh môi trường tự nhiên ôn đới lục địa v

Câu hỏi :

Vì sao đại bộ phận lãnh thổ châu Âu lại có khí hậu ấm áp và mưa nhiều ? Châu Âu có bao nhiêu môi trường tự nhiên ? So sánh môi trường tự nhiên ôn đới lục địa với môi trường Địa Trung Hải ?

Lời giải 1 :

+Do chịu ảnh hưởng bởi dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây Ôn Đới
=>ở phía Tây châu âu sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới hải dương (mùa đông không lạnh lắm mùa hè ấm áp) nên mưa nhiều và ấm áp hơn
-phía đông châu âu:
+do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của biển không đáng kể và phía đông còn chịu anh hưởng của khối khí lục địa từ châu á tràn sang, phía đông bắc do nằm gần vòng cực bắc nên ở đây lạnh quanh năm
=>ở phía đông sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới lục địa và xuất hiện những môi trường hoang mạc bán hoang mạc

+Châu Âu có 4 kiểu môi trường:

Môi trường ôn đới hải dương:

- Phân bố: Các nước vùng ven biển Tây Âu.

- Khí hậu: Mùa hạ mát, mùa đông ko lạnh lắm. Nhiệt độ trên 0°C, mưa quanh năm, lượng mưa nhiều.

- Sông ngòi: nhiều nước quanh năm và không đóng băng.

- Thực vật: Rừng lá rộng phát triển (sồi, dẻ).

Môi trường ôn đới lục địa:

- Phân bố: các nước ở khu vực Đông Âu.

- Khí hậu: Phía bắc mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu nội địa, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

- Sông ngòi: nhiều nước vào mùa xuân-hạ, đóng băng vào mùa đông.

- Thực vật: thay đổi từ bắc xuống nam, rừng và thảo nguyên chiếm diện tích lớn.

Môi trường Địa Trung Hải:

- Phân bố: Các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải.

- Khí hậu: mùa thu-đông ko lạnh lắm và thường có mưa rào; mùa hạ nóng, khô.

- Sông ngòi: ngắn và dốc, mùa thu-đông có nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước.

- Thực vật: Rừng thưa phát triển, gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.

Môi trường núi cao:

- Phân bố: điển hình là dãy An-pơ.

- Khí hậu: Nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Mưa nhiều ở sườn Tây.

- Thực vật: thay đổi theo độ cao.

Thảo luận

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK