Gợi ý
Câu 1: Lời bài hát đã gọi liên tưởng tới bài thơ sau:
- Tên bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Tác giả: Phạm Tiến Duật
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1969
Câu 2: Hình ảnh thơ độc đáo trong bài thơ, mục đích:
- Hình ảnh thơ độc đáo: Những chiếc xe không kính.
- Mục đích: + Gợi về hiện thực khốc liệt chiến tranh
+ Làm nổi bật vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
Câu 3: Viết đoạn văn làm rõ hình ảnh những chiếc xe và bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn:
(1) Chiến tranh qua đi nhưng dư âm của nó về bao mất mát, đau thương dường như vẫn còn hằn sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam ta. (2) Đứng ở thời điểm hôm nay, ngoảnh đầu nhìn lại quá khứ, ta thật bồi hồi và xúc động. (3) Khi nghĩ đến những người anh hùng đã không ngại hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc. (4) Đó là những lính lái xe Trường Sơn anh dũng, kiên cường thời chống Mĩ trong " Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. (5) Đấy là những con người có lí tưởng lớn lao đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân. (6) Tham gia kháng chiến, người lính phải đối mặt với biết bao hiểm nguy luôn rình rập : nào là bom Mĩ dội xuống như trút nước, nào là cái nắng gió của Trường Sơn. (7) Tất cả những cái gian khó ấy đã được Phạm Tiến Duật khắc họa rõ nét qua một hình ảnh hết sức trần trụi. (8) Và cái trần trụi ấy là những chiếc xe không kính. (9) Xe không kính là hậu quả của chiến tranh để lại, là sự hủy hoại đến tàn khốc phương tiện đi lại bằng bom mìn của kẻ thù. (10) Ngồi và lái trên chiếc xe ấy, người lính phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy, có thể mất mạng bất cứ lúc nào. (11) Nhưng vượt lên trên tất cả, các anh vẫn mang trong mình niềm lạc quan và tin tưởng vào chiến thắng của tương lai. (12) Với trái tim tràn đầy tình yêu tổ quốc và quyết tâm băng qua bão đạn để chiến đấu vì miền Nam ruột thịt , người lính đã không ngần ngại khó khăn và cứ thế tiến về phía trước. (13) Chính tình yêu tổ quốc đã thúc đẩy các anh quyết tâm vượt qua gian nguy và hi vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Đó quả là phẩm chất đáng tự hào về các anh lính thời chống Mỹ.
* Chú thích : Phép nối " Và", câu mở rộng thành phần là câu được gạch chân.
Câu 4: Kể tên tác phẩm cùng đề tài:
- Bài thơ: Đồng chí
- Tác giả: Chính Hữu
Gợi ý
Câu 1: Lời bài hát đã gọi liên tưởng tới bài thơ sau:
- Tên bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Tác giả: Phạm Tiến Duật
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1969
Câu 2: Hình ảnh thơ độc đáo trong bài thơ, mục đích:
- Hình ảnh thơ độc đáo: Những chiếc xe không kính.
- Mục đích: + Gợi về hiện thực khốc liệt chiến tranh
+ Làm nổi bật vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
Câu 3: Viết đoạn văn làm rõ hình ảnh những chiếc xe và bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn:
* Hình ảnh chiếc xe:
- Bom đạn chiến tranh ngày càng làm nó hư hỏng, biến dạng: không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước.
- Phân tích điệp ngữ không
® Những chiếc xe vẫn chuyển động tiến vào miền Nam phía trước.
* Bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn:
- Là bức chân dung về phẩm chất tâm hồn người chiến sĩ lái xe:
- Lòng dũng cảm ngoan cường...vượt mọi khó khăn chồng chất.
- Ý chí quyết tâm chiến đấu “Vì miền Nam phía trước.
® Phân tích hình ảnh hoán dụ trái tim, kết cấu vẫn…..chỉ cần ® Vẻ đẹp hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ lái xe.
Câu 4: Kể tên tác phẩm cùng đề tài:
- Bài thơ: Đồng chí
- Tác giả: Chính Hữu
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK