Trang chủ Hóa Học Lớp 8 Bài 6: Cho 24 g hh gồm 2 kim loại...

Bài 6: Cho 24 g hh gồm 2 kim loại sắt và Cu tác dụng với dd hidroclorua dư được 5,6 lít khí. a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hh ban đầu biết đồng không t

Câu hỏi :

Bài 6: Cho 24 g hh gồm 2 kim loại sắt và Cu tác dụng với dd hidroclorua dư được 5,6 lít khí. a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hh ban đầu biết đồng không tan trong dd hidroclorua. b. Tính khối lượng muối tạo ra sau pư. c. Nếu 2 cách tách đồng ra khỏi hh trên. Bài 7: Để hòa tan hết m(g) hỗn hợp gồm nhôm, đồng (II) oxit và bạc thì cần tới dd có chứa 68,6g hidrosunfat, thấy còn lại 10,8g chất rắn không tan và sinh ra 10,08 lít khí ở đktc a/ Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b/ Tính khối lượng bạc oxit đủ để pư hết với lượng khí sinh ra ở thí nghiệm trên.

Lời giải 1 :

 

Đáp án + Giải thích các bước giải:

 Bài 6: 

`Fe + 2HCl →FeCl_2 + H_2`

a) 

`n_{H_2} = {5,6}/{22,4} = 0,25mol` 

`n_{Fe} = n_{H_2} = 0,25mol` 

`m_{Fe} = 0,25 . 56 = 14g`

`m_{Cu} = 24 - 14 = 10g` 

b) `n_{FeCl_2} = n_{H_2} = 0,25mol` 

`m_{FeCl_2} = 0,25 . 127 = 31,75g` 

c) 

Cách 1: 

Cho hỗn hợp trên vào dung dịch `HCl`dư, `Fe` tan còn `Cu` không phản ứng, lọc phần không tan mang rửa sạch rồi để ráo nước thu được `Cu` 

Cách 2: 

Dùng nam châm để hút `Fe` tách ra khỏi hỗn hợp trên, thu được `Cu`

Bài 7: 

`2Al + 3H_2SO_4 →Al_2(SO_4)_3 + 3H_2 (1)`

`CuO + H_2SO_4 → CuSO_4 + H_2O (2)`

a) 

`Ag` không phản ứng → chất rắn là `Ag` 

`n_{H_2} = {10,08}/{22,4} = 0,45mol` 

`n_{Al} = 2/3n_{H_2} = 0,3mol` 

`n_{H_2SO_4} = {68,6}/{98} = 0,7mol` 

`n_{H_2SO_4} (1) = n_{H_2} = 0,45 mol` 

`n_{H_2SO_4} (2) = 0,7 - 0,45 = 0,25 mol` 

`n_{CuO} = n_{H_2SO_4} = 0,25mol` 

`m_{Al} = 0,3 . 27 = 8,1g` 

`m_{Ag} = 10,8g` 

`m_{CuO} = 80 . 0,25= 20g` 

b) `Ag_2O + H_2`$\xrightarrow[]{t°}$ `2Ag + H_2O`

`n_{Ag_2O} = n_{H_2} = 0,45mol` 

`m_{Ag_2O} = 232 . 0,45 = 104,4g` 

Chúc bạn học tốt #aura

     

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án + Giải thích các bước giải:

Bài 6:

$\rm a)$

Cu không phản ứng với HCl

$\rm n_{H_2}=\dfrac{5,6}{22,4}=0,25(mol)$

PTHH:

$\rm Fe+2HCl→FeCl_2+H_2$

Theo pthh: $\rm n_{Fe}=n_{H_2}=0,25(mol)$

$\rm →m_{Fe}0,25.56=14(h)$

$\rm →m_{Cu}=24-14=10(g)$

$\rm b)$

Theo pthh: $\rm n_{FeCl_2}=n_{H_2}=0,25(mol)$

$\rm →m_{FeCl_2}=0,25.127=31,75(g)$

$\rm c)$

Cách 1: Phương pháp vật lý:

Dùng nam châm: Kim loại bị hút vào nam châm là sắt, không bị hút là đồng. Từ đó tách đồng ra khổi hỗn hợp.

Cách 2: Phương pháp hóa học:

Dùng $\rm HCl:$ Cho $\rm HCl$ vào hỗn hợp kim loại, kim loại sắt bị tan, không tan là đồng, lọc tách kim loại thu được đồng.

Bài 7:

Ag không phản ứng với $\rm H_2SO_4$

$\rm n_{H_2SO_4}=\dfrac{68,6}{98}=0,7(mol)$

$\rm n_{H_2}=\dfrac{10,08}{22,4}=0,45(mol)$

PTHH: 

$\rm 2Al+3H_2SO_4→Al_2(SO_4)_3+3H_2$ (1)

$\rm CuO+H_2SO_4→CuSO_4+H_2O$ (2)

Theo pthh: $\rm n_{Al}=\dfrac{2}{3}n_{H_2}=0,3(mol)$

$\rm n_{H_2SO_4\text{ (1)}}=n_{H_2}=0,45(mol)$

$\rm n_{H_2SO_4\text{ (2)}}=0,7-0,45=0,25(mol)=n_{CuO}$

$\rm →m_{Al}=0,3.27=8,1(g)$

$\rm →m_{CuO}=0,25.80=20(g)$

$\rm →m_{Ag}=10,8(g)$

$\rm b)$

PTHH:

$\rm Ag_2O+H_2\xrightarrow{t^o}2Ag+H_2O$

Theo pthh: $\rm n_{Ag_2O}=n_{H_2}=0,45(mol)$

$\rm →m_{Ag_2O}=0,45.232=104,4(g)$

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK