Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Em hãy nêu cảm nhận và suy nghĩ của em...

Em hãy nêu cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ viếng lăng bác của viễn phương câu hỏi 816970 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Em hãy nêu cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ viếng lăng bác của viễn phương

Lời giải 1 :

( Mk tự vt nha . Do đề này mk làm từ trước nên đề bài chỉ phân tích từ ngày ngày mặt trời đến nghe nhói ở trong tim thôi nên bạn tự nghĩ ra mấy khổ đầu vs khổ cuối nhé)   Bác mất là nỗi mất mát lớn đối với dân tộc Việt Nam . Có rất nhiều tác phẩm đã ra đời để tỏ lòng đau xót , tiếc thương khi Người đã đi vào cõi vĩnh hằng . “ Viếng lăng Bác ” của nhà thơ Viễn Phương là một trong số những bài thơ hay nhất viết về người Cha già của dân tộc. Bài thơ viết vào tháng 4 năm 1976 , một năm sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước . Đây cũng là thời điểm mà lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành , đáp ứng nguyện vọng của nhân dân là được vào lăng viếng Bác . Viễn Phương một người con của miền Nam cuối cùng sau bao nhiêu năm trời chiến đấu miệt mài để dành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam . Nay cũng có dịp về thăm Cha – vị Cha già của dân tộc . Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. 
  Tấm lòng chân thành với Người đã được nhà thơ Viễn Phương biểu đạt chi tiết trong hai câu thơ sau :
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
  Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
  Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

“ Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim! ”


   Bằng đôi mắt tinh tế tác giả đã ví Bác như mặt trời .Trước hết hình ảnh mặt trời đi qua trên lăng là hình ảnh tả thực .  Như chúng ta cũng đã biết, mặt trời là trung tâm  của vũ trụ nó soi sáng , ban sự sống cho muôn loài và luôn luôn bất tử , vĩnh hằng . Còn hình ảnh mặt trời trong lăng rất đỏ , là một hình ảnh ẩn dụ có sự liên tưởng , tưởng tượng rất độc đáo . Mặt trời ở đây là Bác Hồ . Nhà thơ đã ví Bác như mặt trời , để muốn nói rằng Bác là ánh sáng của cách mạng , là người đã dẫn đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam để có được ngày này của sự hòa bình , độc lập . Đồng thời , hình ảnh ẩn dụ ấy cũng nói lên tấm lòng không chỉ của tác giả mà còn con tim hòa chung một nhịp đập của muôn triệu con người trên khắp đất nước Việt Nam . Bác vẫn luôn trường tồn, vĩnh hằng và bất tử trong lòng của con dân đất Việt. Bác thật vĩ đại làm sao ! Không chỉ Viễn Phương mới so sánh Bác như mặt trời mà hình ảnh ấy còn được gợi ra trong thơ của Tố Hữu :
                                  “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng 
                                    Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng 
                                    Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người .”
     Biện pháp nhân hóa mặt trời “ đi qua ” lăng và “ thấy ” một mặt trời – Bác Hồ trong lăng rất đỏ cũng để nói lên sự bất tử hóa của Bác bởi mặt trời đi qua lăng để rọi sáng và mang lại sự sống bất tử cho Người .
  Và từ láy , điệp từ “ ngày ngày ”được đặt lên đầu hai câu thơ để chỉ sự bất biến của tự nhiên , cũng là để diễn cảnh tượng có thực đang diễn ra đều đặn và liên tục của nhân dân Việt Nam hay kể cả những công dân nước ngoài muốn được vào lăng viếng Bác , đem tấm lòng chân thành và yêu mến của mình dành tặng Bác Hồ kính yêu. Đoàn người vào lăng viếng Bác không phải từng đoàn người nữa mà đó là một dòng chảy dài vô tận , dòng chảy của sự nhớ thương , từng bước lặng lẽ vào lăng viếng Bác : “  Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ .”
   Tại sao tác giả lại không nói từ bông hoa mà lại nói là “ tràng hoa ” . Bởi “tràng hoa” ấy không chỉ là những bông hoa tươi thắm mà những người con khắp đất nước dâng lên người .  Mà đó còn là những tình cảm nhớ thương Bác khôn nguôi của những người con miền Nam như Viễn Phương có cơ hội được dâng lên người với những điều tinh túy và những ước nguyện của mình khi vào lăng viếng Bác . Chính cái thứ tình cảm nhỏ bé mà thiêng liêng ấy đã kết thành những tràng hoa để dâng lên “bảy mươi chín mùa muân”- bảy mươi chín tuổi của Bác . Bác đã sống một cuộc đời trọn vẹn như những mùa xuân .Người cha ấy đã dành cả tuổi xuân của mình để dành tặng cho nhân dân Việt Nam có được những ngày tháng tự do và hạnh phúc. Người như một vị tiên đã ban sự sống cho đất nước nhỏ bé mang tên Việt Nam thân yêu của chúng con .
      Khổ thơ đầu kết thúc mang theo tấm lòng thành kính , biết ơn , niềm tự hào , ngưỡng mộ đối với Bác . Khẳng định Bác sống mãi trong tình thương nỗi nhớ của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế .
                                     “ Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim! ”
  Tác giả hình như đã đi vào trong lăng , được tân mắt chứng kiến di hài của Người :
                                     “ Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền”
  Đối với nhà thơ hay ai khác , Bác chỉ đang ngủ thôi , một giấc ngủ bình yên, thanh thản sau những ngày tháng mệt nhọc, khổ đau lo cho dân cho nước . Tâm hồn Bác thanh thản bởi miền Nam đã được giải phóng , đất nước đã thống nhất . Không giống như ngày đó , năm đó Bác trong bài thơ “ Cảnh khuya” của Tố Hữu:
                        “ Cảnh khuy như vẽ , người chưa ngủ ,
                           Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà .”
  Hình ảnh “ Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên ” vừa thể hiện được cảm xúc kính yêu của nhà thơ đối với Bác vừa diễn tả được ý “ Bác vẫn sống cùng ta ” , Bác chỉ đang ngủ thôi , một giấc ngủ bình yên , thanh thản , thư thái sau cả cuộc đời dài dằng dặc lo toan cho dân cho đất nước . 
  Không còn là ánh mặt trời trói sáng như lúc trước mà giờ đây Bác ngủ “ Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền ”. Ở đây nhà thơ lại một làn nữa sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong hình ảnh vầng trăng .  Gợi cho ta nghĩ đến vẻ đẹp trong tâm hồn Người : thanh cao , sáng trong như ánh sáng dịu nhẹ của vầng trăng nơi Bác . Gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng trong bài thơ “Vọng tuyệt ” của Hồ Chí Minh :
                      “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa 
                      Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
                      Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt , 
                      Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

    Người nghệ sĩ cứ thế hòa mình vào giai  điệu của bài thơ bản nhạc giao hưởng lúc bồi hồi , nhớ nhung rồi lưu luyến xuất phát từ tấm lòng thành kính đối với Bác :
                     “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
                        Mà sao nghe nhói ở trong tim .”
      Cũng giống như “mặt trời rất đỏ” , “ánh trăng dịu hiền”. Hình ảnh trời xanh kia cũng sẽ là mãi mãi , vĩnh cửu . Giống như hình ảnh Bác sẽ mãi trong lòng những người con Việt Nam. Nhà thơ cũng thật khéo léo khi sử dụng biện pháp đảo ngữ và ẩn dụ “ Vẫn biết – mà sao”.  Dù tấm lòng ấy vẫn luôn in hình ảnh của Người nhưng ai cũng biết Bác đã đi vào cõi trường sinh nhẹ cánh bay và không có thể trở lại được nữa.Cảm xúc ấy không phải chỉ riêng Viễn Phương mà còn là khoảnh khắc yếu lòng, vô vọng và đau đớn của Tố Hữu khi Bác đã đi vào “thế giới của người hiền”;được viết trong bài “Bác ơi”:
                                      “ Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
                                         Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài
                                         Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm...”

        Kết thúc câu thơ thứ hai là cả một tấm lòng thành kính của nhà thơ đối với Người , là sự ngưỡng mộ phẩm chất và lối sống cao đẹp của Bác và trong đó còn sự luyến tiếc , nỗi đau xót khi Bác đã đi xa . 

   Bài thơ được viết với giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm : vừa trang nghiêm , sâu lắng ; vừa tha thiết , đau xót xen lẫn tự hào .
   Thể thơ 8 chứ , xen lẫn với những dòng thơ 7 hay 9 chữ . Nhịp thơ chủ yếu là nhịp thơ chậm , diễn tả sự trang nghiệm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ thơ cuối nhịp thơ nhanh hơn , phù hợp với sắc thái của niềm mong ước . 
   Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo , kết hợp với hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng như “ mặt trời tròng lăng”, “ tràng hoa”, “trời xanh”, vừa quen thuộc , vừa gần gũi với hình ảnh thực,vừa sâu lắng, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm . 
     Ta thấy : Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính, niềm tự hào xen lẫn nỗi xót đau của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.Bài thơ đã diễn tả được phần nào sự bồi hồi , luyến tiếc của Viễn Phương đồng thời cũng cho ta thấy được :  “ Bác đã đi xa nhưng tâm hồn Người vẫn luôn gắn bó với dân tộc , non sông ; Bác sẽ luôn dõi theo từng bước chân , từng hơi thở của ta . Vì Bác là Bác Hồ kính yêu !

Thảo luận

-- vào team mik nha
-- ok. Thanks bạn nhiều
-- Team we will be the winners ý
-- tìm đi rồi mik cho vào
-- ở đấu trường tri thức ý
-- umk
-- vào r nha. Mk phải đi hk r. pp
-- đi tl ik bạn

Lời giải 2 :

Thơ Viễn Phương có một phong cách độc đáo: vừa giàu chất liệu tâm trạng vừa giàu chất suy tưởng, vừa hiện thực vừa trữ tình, vừa hồn nhiên vừa mơ mộng... nghĩa là những cung bậc khác nhau, pha trộn vào nhau. Sự đa dạng này phản ánh tính phong phú của đối tượng được tái hiện ở trong thơ. Hồ Chí Minh vừa lớn lao vừa bình dị biết nhường nào. Vì thế, nhà thơ dường như không thể nào làm khác. Mạch cảm hứng toàn bài dựa trên trục thời gian hình thành một thứ nhật kí, một cuộc viếng thăm cũng là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn.
Khổ đầu của bài thơ - cảm nhận đầu tiên là cái bỡ ngỡ, vừa lạ vừa quen:  Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Câu thơ không nói gì nhiều, nhưng vì sao đọc lên nghe cứ rưng rưng. Miền Nam là mảnh đất cha ông xưa đi mở cõi, trong chiến tranh là mảnh đất "đi trước về sau" muôn vàn gian khổ. Trong hai cuộc chiến tranh giữ nước, miền Nam là một bức thành đồng. Nửa thế kỉ chiến đấu và hi sinh phải chăng không ngoài mục tiêu duy nhất : đất nước độc lập, Nam Bắc một nhà. Khát khao đầy tính chất ngưỡng vọng ấy là gì, nếu không phải là hướng về đất Bắc, trái tim của cả nước. Vì vậy, khi đã đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng, cảm xúc của nhà thơ - đại diện cho những đứa con ở xa không khỏi ngỡ ngàng như bước vào một giấc mơ tướng chừng không có thực. Câu thơ thật vui mừng khôn xiết lại vừa thật xót xa. Một cái gì như kìm nén bỗng oà ra tức tưởi. Hai mảnh đất, hai địa đầu đất nước đã được nối liền bằng cuộc hành hương. Hình ảnh nhà thơ gặp gỡ đầu tiên khi ra thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là hàng tre quen thuộc đến nao lòng. Một chữ "đã" trong câu "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát". "Đã" là cái cử chỉ thân yêu, một hành động "tay bắt mặt mừng" vỗi vã dù được thực hiện bằng mộtthứ tiếng nói vô ngôn. Chất suy tưởng trong thơ từ cảm xúc rất thực này mà cất cánh:

Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Một từ cảm thán đứng đầu câu đã mỡ ra bao tầng cảm nghĩ. Màu xanh của tre, trúc chi là một chuyện thường tình, nhưng một linh hồn Việt Nam, một cốt cách Việt Nam đã in trọn vẹn dấu ấn của mình vào đó. Đằng sau cái sương khói mơ hồ thực ảo (trong sương) thấp thoáng một dáng đứng Việt Nam, một dáng dứng của bốn nghìn năm dựng nước "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng". Bển bỉ, dẻo dai, vĩnh hằng bất biến là những phẩm chất riêng chỉ dân tộc này mới có ? Không khí của bài thơ được tạo ra bởi một nét cảm động mà bâng khuâng, xao xuyến tận dáy lòng. Phải là những con người bất khuất, trung kiên vào sống ra chết như thế nào trong cuộc tử sinh dữ dội mới có thể xúc động trước một hàng tre mà những kẻ vô tâm ít người để ý. Hai khổ thơ tiếp theo - phần chính của bài là sự bàng hoàng chiêm ngưỡng : Hồ Chí Minh vĩ đại mà giản dị đến không ngờ. vé sự vĩ đại của Người, có thể so sánh với trăng sao, nghĩa là thuộc về vũ trụ. Nhưng cái sáng mà trăng sao toả ra không đủ sức ấm cho sự sống muôn loài mà phải là ánh sáng của mặt trời. Và tứ thơ bỗng nhiên, bất ngờ xuất hiện, xuất hiện rất kịp thời phù hợp với cảm nghĩ của nhà thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Phép đối (ở đây là đối xứng) tưởng như đã cũ, nhưng ở trong văn cảnh này, không còn một cách nói nào thích hợp hơn. Vũ trụ có mặt trời, dân tộc ta cũng có một mặt trời riêng là Hồ Chí Minh. Sự tương xứng và song hành trong thực tế và trong tâm tưởng đã diễn ra cùng một lúc. Hồ Chí Minh vĩ đại biết bao nhiêu, làm cách nào có khả năng nói hết ?.
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 

Mà sao nghe nhói ở trong tim !

Ở đây tồn tại một nghịch lí : Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc ta, với nhân dân ta vốn là vĩ đại. Nhưng ngay khi trở thành vĩ đại, Hồ Chí Minh vẫn là một con người bình thường, nghĩa là cũng có một số phận riêng. Cảm giác "nghe nhói ở trong tim" của Viễn Phương là cảm giác rất thực với tư cách giữa con người với con người, nghĩa là bình đẳng như nhau trước lượng trời hạn hẹp. Điều đó nói lên Hồ Chí Minh dù vĩ đại, Hồ Chí Minh vẫn là con người. Và chính vì là con người, Hồ Chí Minh càng trở nên vĩ đại. Khổ cuối của bài thơ, về hình tượng có sự đối ứng với khổ thơ đầu : hai địa danh (miền Nam) và hai hình ảnh (cây tre) được lặp lại nhằm hoàn tất một cuộc hành hương, nhưng ý nghĩa tinh thần thì đã khác. Trở về nơi đã ra đi, từ nơi vừa đến là nước mắt tràn ngập hàng mi (thương trào nước mắt) và hàng tre gặp gỡ đã nâng cấp thành một biểu trưng về tính cách, về nhân phẩm con người, thành "cây tre trung hiếu". Nguyện vọng hoá thân của nhà thơ là trong cảm xúc dâng trào ấy :

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Giọng thơ trầm lắng xuống, nhưng nguyện vọng rất thiết tha lại nghèn nghẹn không nói nên lời đang cất lên cái tiếng nói vô thanh của nó. Mà cái nguyện vọng kia mới khiêm nhường, nhỏ bé biết chừng nào ? Một giọng chim ca, một đoá hoa lặng lẽ toả hương nghĩa là giống như lúc Hồ Chí Minh sinh thời "Xem sách chim rừng vào cửa đậu - Phê văn hoa núi ghé nghiên soi" (Tặng cụ Bùi Bằng Đoàn). Sự thành kính đến nghiêm trang đầy xúc động của nhà thơ một lần nữa nhằm tôn vinh một con người mà linh hồn như còn phảng phất nơi đây trong sương, trong nắng. Đồng thời nó cũng làm nhiệm vụ hoàn tất bài thơ với niềm tiếc thương và kính yêu vô hạn. Có thể nói bài thơ là một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn làm thổn thức lòng người mãi mãi.
@no copy

@học tốt

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK