Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Đề bài : đọc văn bản sau và trả lời...

Đề bài : đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới ... Bầm ơi có rét không bầm, Heo heo gió múi, lâm thâm mưa phùn. Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội

Câu hỏi :

Giúp mình vs mình sắp nộp rồi

image

Lời giải 1 :

C1

Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát

PTBDC chính là  Biểu cảm

C2

+Rét

+ Run

+Lội

+Cấy

C3

 Heo heo, lâm thâm, 

Hiệu quả: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ. Nhấn mạnh về khắc nghiệt, thách thức của thời tiết cản trở công việc của bầm. Bày tỏ tình yêu thương, sự xót xa của người con với những nhọc nhằn, vất vả của bầm.

C4

Hình ảnh người mẹ trong bài thơ "Bầm ơi" của nhà thơ Tố Hữu đã hiện lên vô cùng chân thực và gây xúc động cho người đọc. Thật vậy, người mẹ trong bài thơ chính là đại diện của tất cả những bà mẹ VN anh hùng có những phẩm chất quý báu hy sinh cho đất nước, non sông. Đầu tiên, những người mẹ VN anh hùng là những người giàu đức hy sinh. Bên cạnh những người lính ra trận trực tiếp bảo vệ tổ quốc, những người mẹ ở nhà chính là những người giàu đức hy sinh, thầm lặng làm chỗ dựa tinh thần cho những người con. Những người con ra đi và hy sinh đều là những nỗi mất mát vô cùng lớn cho những người mẹ ở nhà ngóng chờ con trong nỗi vô vọng tột cùng. Thứ hai, những người mẹ VN anh hùng là những người phụ nữ chịu thương chịu khó, 1 nắng hai sương. Họ chăm chỉ với công việc đồng áng, họ gánh vác công việc của những người đàn ông trong nhà. Những sự vất vả in hằn lên đôi vai, đôi mắt đượm buồn của những người mẹ, người phụ nữ ở quê chờ đợi người con của mình trở về. Tóm lại, những người mẹ VN anh hùng chính là những người phụ nữ giàu đức hy sinh và là chỗ dựa cho Cách mạng, cho những người lính, cho chiến thắng của dân tộc VN vĩ đại.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1:

- PTBĐC là: Biểu cảm

Câu 2:

- Các từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong đoạn thơ trên là: Bầm run, chân lội dưới bùn, ướt áo tứ thân.

Câu 3:

- 2 từ láy là: Heo heo, lâm thâm.

Câu 4:

  Trong mỗi nhịp đập của tái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho chúng ta không thể nói hết bằng lời. Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu sa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như " heo heo", "lâm thâm". Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình. Hai từ láy "heo heo", "lâm thâm" đã được Tố Hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùn miên Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả. Hai từ láy ấy đã khiến bài thơ trở nên có hồn, sinh động và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mọi tấm lòng người đọc.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK