Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Khống chế sinh học và ví dụ.
a) Khống chế sinh học là hiện tượng loài này phát triển số lượng sẽ hãm sự phát triển của loài khác.
b) Ví dụ: Vào ngày mùa, lúa tốt tươi, chuột đồng có nhiều thức ăn phát triển nhanh về số lượng. Chuột làm thức ăn cho rắn nên số lượng rắn tăng lên. Sự phát triển đàn rắn làm số lượng chuột giảm xuống.
* Nguyên nhân và vai trò của khống chố sinh học:
a) Nguyên nhân:
Trong quần xã, các loài sinh vật có quan hệ mật thiết về dinh dưỡng nơi ở, loài này là nguồn thức ăn cho loài khác. Do vậy, thường xuyên xảy quan hệ đối địch giữa các loài với nhau, tạo ra sự kìm hãm về phát triển lượng trong mỗi quần thể.
b) Vai trò của hiện tượng không chế sinh học:
- Sự không chế số lượng trong mỗi quần thể đã điều chỉnh tỉ lệ sinh tử vong dẫn đến cân bằng quần thể.
- Các quần thể trong một quần xã sinh vật được cân bằng dẫn đến hiện tượng cân băng quần xã.
- Vậy, hiện tượng không chế sinh học là cơ chế cân bằng của các quần xã sinh vật.
cho mik 5 *nhé
Đáp án:
Việt Nam là một trong 15 nước được đánh giá có ĐDSH cao trên thế giới (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới). Các nhà khoa học đã xác định Việt Nam có 4 trung tâm ĐDSH cao đó là: Dãy núi Hoàng Liên Sơn; Dãy núi Bắc Trường Sơn (Bắc Trung bộ); Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam bộ. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang phải đối diện với sự suy giảm ĐDSH, trong đó có các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Các nguyên nhân trực tiếp là do sự phá vỡ và mất nơi cư trú, xâm lấn của các sinh vật ngoại lai, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, BĐKH toàn cầu và các hoạt động trong nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp.
Sự phá vỡ và mất nơi cư trú, do suy giảm chất lượng rừng: Ở Việt Nam, tuy tổng diện tích rừng hàng năm tăng lên, nhưng chất lượng rừng ngày càng suy giảm. Rừng nguyên sinh chỉ còn 0,57 triệu ha phân bố rải rác, chiếm 8% tổng diện tích rừng. Phần lớn, diện tích rừng tự nhiên hiện nay thuộc loại rừng nghèo có trữ lượng gỗ dưới 100 m3 như rừng khộp ở Tây Nguyên. Rừng non mới được phục hồi chưa ổn định, chất lượng cây gỗ và tính ĐDSH chưa cao. Rừng trồng có cấu trúc đơn điệu, tính ĐDSH thấp. Những khu rừng tự nhiên ít bị tác động, rừng nguyên sinh có giá trị cao về ĐDSH chỉ tập trung chủ yếu ở các khu rừng phòng hộ và khu bảo tồn.
Loài khỉ đột núi nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng cao cần phải bảo vệ
Sự thay đổi trong thành phần HST: Sự mất hoặc suy giảm của một loài có thể dẫn đến sự suy giảm ĐDSH. Ví dụ, việc loại trừ chó sói châu Mỹ ở miền Nam California dẫn đến việc giảm sút các quần thể chim hót trong vùng. Khi quần thể chó sói châu Mỹ giảm sút, quần thể con mồi của chúng, gấu trúc Mỹ sẽ tăng lên. Do gấu trúc Mỹ ăn trứng chim, nên khi số lượng chó sói ít hơn thì số lượng gấu trúc ăn trứng chim lại nhiều lên, kết quả là số lượng chim hót sẽ ít đi.
Sự nhập nội các loài ngoại lai có thể phá vỡ toàn bộ HST và ảnh hưởng đến các quần thể động vật hoặc thực vật bản địa do sử dụng các loài bản địa làm thức ăn, gây nhiễm độc... hoặc giao phối với chúng làm cho các loài bản địa bị tuyệt chủng hoặc suy thoái.
Gia tăng dân số: Đe dọa lớn nhất đối với ĐDSH là số lượng và tốc độ gia tăng dân số của loài người. Càng ngày, con người có nhiều nhu cầu về không gian sống, tiêu thụ nhiều tài nguyên và tạo ra các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm do con người gây ra có thể ảnh hưởng đến mọi cấp độ của ĐDSH.
Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã: Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, việc săn bắt, buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm động, thực vật kể cả những loài quý hiếm được bảo vệ gia tăng nhanh chóng. Một số loài như hổ, báo, tê giác, khỉ, vượn... ngày càng hiếm, có loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều loài động vật thông thường như tê tê, rùa, rắn, kỳ đà... bị săn bắt để xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng lớn đe dọa nghiệm trọng tới sự bảo tồn ĐDSH.
Giải thích các bước giải:
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK