thiếu nhi Việt Nam làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
Bác ơi! Người đã đi xa
Nhưng mà chúng cháu vẫn còn khắc ghi
Năm điều Bác dạy thiếu nhi
Một là Tổ Quốc, đồng bào yêu thương
Hai là học tập chăm ngoan
Còn là phải đoàn kết, kỉ cương vững vàng
Bốn thì chăm chỉ giữ gìn vệ sinh
Cuối cùng thì phải khiêm tốn thật thà, con ngoan.
Những lời Bác dạy để ngoan
Chúng cháu gắng sức để làm thật hay
Yêu thương, kính trọng Bác Hồ
Trong tim chúng cháu mãi ko quên bác hồ .
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu quý thiếu niên, nhi đồng. Không chỉ yêu quý, Bác còn rất quan tâm giáo dục các em. Bác nói thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà, cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Nhiều thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam luôn ghi nhớ 5 điều Bác dạy. Vậy 5 điều Bác dạy thiếu nhi có xuất xứ như thế nào ?
Cách đây tròn 46 năm, vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941 - 15/5/1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện còn lưu giữ bản thảo của bức thư đó. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh,
Thật thà, dũng cảm”.
Nhưng trong cuốn sổ Giải thưởng Bác Hồ là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 1964 - 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
(Chữ “thật tốt” và chữ “khiêm tốn” được bổ sung vào 2 câu cuối, nên mỗi câu đều có 6 chữ).
Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Sở dĩ như vậy vì gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm cho mỗi câu đủ 6 chữ.
Đặc biệt, ở câu thứ 5, Bác thêm chữ “Khiêm tốn” vì từ năm 1965 trở đi, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, ném bom bắn phá miền Bắc, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt” nên xuất hiện ngày càng nhiều gương “Người tốt việc tốt” ở mọi lứa tuổi. ở miền Bắc xuất hiện nhiều gương thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng; ở miền Nam xuất hiện nhiều gương dũng sỹ diệt Mỹ. Nhưng Bác không muốn các em tự kiêu, mà muốn các em khiêm tốn, vì đức khiêm tốn sẽ giúp các em tiến bộ mãi. Bác còn đánh giá rất cao đức khiêm tốn ở các em. Bác nói: “ở nước Mỹ, người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy, thế mà ở Việt Nam ta các cháu bé đã biết sống như thế nào... Có cháu lên 6 tuổi cùng bạn đi chơi, bạn nó sảy chân ngã xuống ao, nếu chạy về gọi người lớn thì bạn chết mất, cháu liền bám vào bụi cỏ bờ ao, nhoai cái chân nhỏ xíu ra, miệng bảo bạn “bám vào đây, bám vào đây”. Cháu tuy nhỏ tuổi mà biết thương bạn như vậy. Thương bạn, thông minh và dũng cảm, cháu lại khiêm tốn nữa, cứu được mạng người mà không khoe khoang. Văn minh chiến thắng bạo tàn. Xã hội ta văn minh hơn xã hội Mỹ từ những việc làm của các cháu bé như vậy”.
Và 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng đã được phổ biến rộng khắp trong các trường học ở Việt Nam. Nghe theo lời dạy của Người, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hăng hái thi đua tham gia phong trào “Hai tốt”, phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt”. Chính những đóng góp nhỏ bé của các em đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự nghiệp dựng xây đất nước.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng vẫn là bài học thuộc lòng quý giá để mỗi em ghi nhớ, học tập, rèn luyện và noi theo.
Bác Hồ chính là tâm gương sáng của nhân dân ta . Bác là người đã giúp đất nước ta thoát sự đô hô, em còn nhớ ... Ngày 3-6-1911, Nguyễn Tất Thành được nhận vào làm việc trên tàu L' Admiral Latouche Tréville với tên gọi Văn Ba. Công việc lúc này của Người đó làm chân phụ bếp .Khi đến Pháp năm 1911, tàu L' Admiral Latouche Tréville đã ghé qua cảng Marseille, rồi Le Havre và dừng lại để sửa chữa. Bác kiếm sống bằng nghề làm vườn ở thị trấn Saint Adresse gần cảng Le Havre miền Bắc nước Pháp.. Công việc hàng ngày của Bác là chăm bón hoa với người làm vườn hoặc làm những việc vặt trong gia đình nhà chủ. Cuối năm 1912, đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành đã đến nước Mĩ . Người đã sống ở New York, đi làm vườn thuê cho một gia đình nông dân làm nghề trồng nho ở Bruklin.Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Mĩ sang Anh . Ở Luân Đôn, Nguyễn Tất Thành vẫn mang tên Văn Ba đi làm công ở cảng Liverpool, quét tuyết cho một trường học, vét bùn ở đường tàu điện ngầm, đốt lò và phụ bếp ở khách sạn Trayton Court , sau đó làm phụ bếp ở khách sạn Carlton để kiếm sống và học tiếng Anh.Khoảng năm 1917, Nguyễn Tất Thành quyết định trở lại nước Pháp. Từ năm 1917 - 1923, Nguyễn Tất Thành sống và hoạt động ở Paris bằng nghề rửa ảnh và phóng ảnh, sơn vẽ đồ giả cổ Trung Quốc. Ngoài ra Người còn tham gia viết bài cho các báo .Nhưng không vì thế mà bác tự cao . Bác còn rất tôn trọng và rất quý các bật tiền bối những người đã hi sinh dành lại độc lập để chúng ta có một cuộc sống no đủ không còn bị cống nạp nữa . Bác thật rất gần gũi với mọi người ,bác không cách xa khoảng cách hay xa lánh mà bác gần gũi hỏi thăm . Chữ "giãn dị "như dành cho bác . Bác giãn dị từ tâm hồn bác mà bác còn giãn dị từ bộ trang phụ và hoạt động của bác . Trang phục bác trang nhã đơ giản . Bác thường mặc áo kaki, giày đơ cu lơ (deux couleurs) và chiếc đồng hồ đeo tay . Bữa cơm nào của bác cũng đều rất đạm bạc nhưng lại khá đơn giản . Khi bác ăn xong bác đều vét sạch tô, không chừa một hạt nào . Đức tính của bác không phải ai cũng đều có . Tôi sẽ luôn luôn học theo những điều bác dạy .
~___________________~___________________~_____________~
Bài thơ 1 :
Bác Hồ râu tóc bạc phơ
Ngày ngày bác dạy hàng vạn điều hay
Bác ân cần, bác siêng năng
Làm cho chúng cháu luôn phải noi theo .
Nụ cười chúng cháu đáng yêu !
Làm cho bác Hồ càng ngày thêm vui
Bác hôn lên má mọng nước.
Chúng cháu cùng bác vui mừng vui ca .
Dù bác đã đi một đi xa
Nhưng trong chúng cháu bác mãi trong tim .
Bài thơ thứ 2 :
Bác hồ yêu dấu của chúng cháu ơi !
Bác Hồ sống mãi bên chúng cháu
Cháu ngày ngày nghĩ về bác
Bác Hồ ơi ! cháu muốn bên bác
Được hôn lên má bác
Bác mãi sẽ là người của dân tộc
Bác là người dành lại đất nước
Chúng cháu luôn biết ơn bác Hồ
Bác Hồ Chí Minh
Tác giả : Kim Amy
Amy
Chúc em học tốt !!! Bài này mình có làm rồi nên bạn yên tâm tham khảo nha !!! 잘 공부하세요 !!!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK