$\text{@dieulinh2k7~~}$
$\text{Đề 1. Mở đầu “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ”, tác giả viết:}$
“Không có kính không phải vì xe không có kính”
1.Hãy chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
2.Những câu thơ trên do ai sáng tác ? Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ?
-Tác giả: Phạm Tiến Duật
-Hoàn cảnh sáng tác:
+Bài thơ ra đời năm 1969, thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt.
+ Tác giả là người lính hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn
-Xuất xứ:
+ Bài thơ đạt giải Nhất cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức.
+ Được in trong tập thơ “Vầng trăng, quầng lửa”
3.Câu thơ đã cho thuộc kiểu câu gì? Cho biết mục đích sử dụng kiểu câu trên.
-Câu thơ trên thuộc kiểu câu phủ định.
-Câu thơ đã giới thiệu tới người đọc Một hình ảnh thơ độc đáo Mới lạ đó là những chiếc xe không kính. Từ đó nhấn mạnh sự đặc biệt của những chiếc xe vận tải quân sự ấy
4.Cho biết nét nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ em vừa hoàn chỉnh. Tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật ấy.
-Nét đặc sắc về nghệ thuật trong khổ thơ:
+Điệp ngữ: từ phủ định “không”; từ “bom”; từ “nhìn”
+Đảo ngữ: từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu.
+Liệt kê: các danh từ chỉ không gian (đất, trời, thẳng)
+Động từ mạnh: giật,rung
-Sử dụng kết hợp những đặc sắc nghệ thuật ấy đã khắc họa được tư thế hiên ngang, bình thản của những người chiến sĩ trước khó khăn, thử thách. Các anh không hề né tránh mà nhìn thẳng, đối diện với nguy hiểm của cuộc chiến với tư thế tự tại
-Qua đó ta cảm nhận được sự dũng cảm, lạc quan của họ
5.Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ, vậy có cần thiết phải dùng từ “bài thơ” trong nhan đề của tác phẩm hay không? Vì sao?
-Cần thiết phải dùng từ “bài thơ” trong nhan đề tác phẩm
-Vì:
+Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả tạo nên nhan đề thu hút
+ Chính từ “bài thơ” thể hiện được cách nhìn, cách khai thác hiện thực của Phạm Tiến Duật .Bài thơ không phải chỉ hướng tới nói lên hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh mà chủ yếu khai thác chất thơ của hiện thực ấy,chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm vượt lên trên khó khăn gian khổ của cuộc chiến.
+Qua đó làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: thông qua hình tượng những chiếc xe không, tác giả ngợi ca vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn
6.Kể tên một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về người chiến sĩ.
-Tác phẩm: đồng chí
-Tác giả: Chính Hữu
1.
- Chép chính xác 3 câu thơ tiếp:
" Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng."
2.
- Những câu thơ trên do Phạm Tiến Duật sáng tác
- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang rất cam go, ác liệt
- Xuất xứ: in trong tập thơ "Vầng trăng quầng lửa"
3.
- Câu thơ đã cho thuộc kiểu câu: câu phủ định. ( Vì trong câu có từ ngữ phủ định là "không")
- Mục đích sử dụng của câu trên: phản bác lại ý kiến không đúng về chiếc xe .
4.
- Nét nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ em vừa hoàn chỉnh:
+ điệp từ "không"
+ sử dụng động từ mạnh "giật", "rung"
- Tác dụng: nhấn mạnh, lí giải nguyên nhân vì sao những chiếc xe lại không có kính.Đồng thời, làm nổi bật hiện thực tàn khốc, ác liệt của chiến tranh.
5.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ, nhưng nên dùng từ "bài thơ" trong nhan đề của tác phẩm.
- Vì: khi nhan đề có thêm từ "bài thơ" sẽ khơi gợi sự tò mò đối với người đọc bởi nhan đề độc, lạ.Hơn nữa, trong bài thơ, tác giả sử dụng những từ ngữ gần như ngôn ngữ nói, thường giao tiếp hằng ngày trong đời sống.Vì thế, tác giả thêm từ " bài thơ " để nhấn mạnh đây là bài thơ chứ không phải văn xuôi.Đồng thời, từ "bài thơ" có trong nhan đề cũng đã thể hiện nội dung của toàn bài, qua cách nhìn, cách khai thác chất thơ từ hiện thực tàn khốc của chiến tranh, làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính cùng vẻ đẹp của những người lính lái xe.
6.
- Một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về người chiến sĩ: bài thơ "Đồng chí" của tác giả Chính Hữu.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK