Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Viết dàn ý phân tích cảnh phố huyện lúc về...

Viết dàn ý phân tích cảnh phố huyện lúc về đêm và tâm trạng của nhân vật Liên. Giúp mình với ạ câu hỏi 109301 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Viết dàn ý phân tích cảnh phố huyện lúc về đêm và tâm trạng của nhân vật Liên. Giúp mình với ạ

Lời giải 1 :

1. Mở Bài

- Thạch Lam có biệt tài trong việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật, ông không tả một cái gì trực tiếp mà thường qua những chi tiết, những hành động và lời nói của nhân vật và phác họa nên một tâm hồn phong phú, độc đáo.
- Nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ là một điển hình của nghệ thuật ấy, bức tranh tâm hồn và tâm trạng của Liên đã được bộc lộ một cách thật tinh tế và sâu sắc

.

2. Thân Bài:

* Tâm trạng của Liên trước cảnh ngày tàn:
- Cảm thấy lòng buồn man mác trước cảnh chiều tàn, bóng tối dần phủ lên trên tất cả.
- Ngửi thấy mùi âm ẩm bốc lên nhưng lại cảm thấy quen thuộc, gần gũi và yêu thương.

* Tâm trạng của Liên trước những mảnh đời tàn:
- Những đứa trẻ bới rác: Xót thương, tội nghiệp, bất lực vì không thể giúp đỡ.
- Mẹ con chị Tí: Yêu thương, quan tâm, ân cần, ái ngại, thương cảm trước gia cảnh bần hàn, cơ cực.
- Cụ Thi: Thông cảm, thấu hiểu nhưng vẫn có chút sợ sệt.

Tâm trạng của Liên trong lúc đợi chuyến tàu đêm:
- Hồi tưởng về những ký ức đẹp đẽ của thuở ấu thơ, lúc gia đình còn khá giả, nhớ mãi ánh đèn điện của Hà Nội.
- Trước cảnh tịch mịch, ánh sáng chập chờn, âm thanh rời rạc, thưa thớt Liên luôn có một cảm giác mơ hồ khó hiểu.
- Tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm từ Hà Nội về => Chuyến tàu mang theo ánh sáng, hy vọng và ước mơ đổi đời.
- Sự hụt hẫng khi chuyến tàu mất hút giữa đêm tối, Liên lặng lẽ quay trở lại thực tại tàn khốc, cuộc sống vẫn bế tắc và tối tăm.

3. Kết Bài

- Bức tranh tâm trạng của Liên ngoài việc bộc lộ nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh tế và tài tình của Thạch Lam, nó còn khiến độc giả phải nhận ra một thông điệp thật ý nghĩa về cuộc sống mà Thạch Lam muốn truyền đạt trong tác phẩm Hai đứa trẻ.

Thảo luận

Lời giải 2 :

I. Mở bài: giới thiệu nhân vật An và Liên
Ví dụ:
Nhà văn Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng với nhiều câu chuyện đời thường nhưng chân thật, dễ đi vào lòng người. những câu chuyện mà ông viết đều thể hiện cuộc sống thường dân, những hình ảnh giản dị gắn với cuộc sống thường ngày của chúng ta. Một trong những tác phẩm thể hiện sâu sắc điều đó được đưa vào chương trình ngữ văn 11 là tác phẩm Hai đứa trẻ. Tác phẩm thể hiện sâu sắc và nổi bật nhất là tâm trạng của Liên và An, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
II. Thân bài: phân tích tâm trạng Liên và An trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
1. Tâm trạng của chị em Liên trước cảnh ngày tàn:

  • Hai chị ngồi im lặng
  • Có tâm trạng buồn man mát
  • Động lòng trước những số phận bất hạnh
  • Có tình yêu thương những con người xung quanh
  • Là những đứa trẻ có tâm hồn trong sáng, giản dị, yêu thương con người
  • Có sự đồng cảm, yêu thương

2. Tâm trạng của hai đứa trẻ lúc đợi tàu:

  • Sự chờ đợi khắc khỏi, hai chị em Liên cố thức để đợi tàu
  • Sự chờ đợi dù đã rất buồn ngủ, những đứa trẻ vẫn cố ra sức chờ
  • Niềm tin vào đoàn tàu, niềm tin vào ngày mai

3. Tâm trạng của nhân vật Liên khi đoàn tàu đi khỏi

  • Niềm khao khát về một tương lai tươi sáng
  • Có sự ý thức rõ ràng và xứng đáng
  • Có tâm hồn trong sáng, ngây thơ

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về Hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ
Ví dụ:
Tâm trajngcủa hai chị em Liên được thể hiện rất rõ ràng trong tác phẩm, những khát khao nhỏ bé và tấm lòng yêu thương con người của hai chị em.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK