Viết về cuộc sống và chiến đấu của quân và dân ta là ưu tiên hàng đầu của nền văn học kháng chiến. Chúng ta có thể tự hào rằng, nền văn học nước nhà đã có những tác phẩm xuất sắc, phản ánh sâu sát cuộc sống và chiến đấu kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ. Các nhà văn đã bám sát hiện thực cuộc chiến, kịp thời phát hiện, ca ngợi, biểu dương những tấm gương anh hùng, đã anh dũng chiến đấu quên mình vì đất nước. Bên cạnh đó, một số nhà văn tìm cho mình một hướng đi mới, hướng ngòi bút vào những câu chuyện cảm động đời thường nhưng không kém phần quyết liệt. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng với cách nhìn nhẹ nhàng, đằm thắm, đã đi sâu vào đời sống tình cảm gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh và phát hiện ra những giá trị sáng ngời cách mạng bằng trái tim trân trọng sâu sắc.
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu – con gái ông – không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Nó cương quyết không gọi anh là ba.
Đến khi Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở về khu căn cứ. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con. Trong một trận càn của giặc, ông Sáu hi sinh. Trước lúc ra đi mãi mãi, ông đã kịp trao cây lược cho bác Ba, nhờ bạn chuyển cho con gái.
Viết Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng không miêu tả nhiều về cuộc chiến, ông hướng ngòi bút vào đời sống tình cảm gia đình và những chuyển biến tâm lí của nhân vật ông Sáu và bé Thu. Đó là một thử thách lớn đối với nhà văn. Làm thế nào để gắn kết giữa cái chung và cái riêng, giữa nhiệm vụ chiến đấu và trách nhiệm với gia đình.
Dĩ nhiên, nhà văn đã có ý định và cách thể hiện hợp lí nhưng để làm bừng sáng lí tưởng cách mạng và khát vọng tự do, khẳng định sâu sắc tình cảm gia đình trong chiến tranh đòi hỏi nhà văn phải có điểm nhìn hợp lí, đúng đắn, tự nhiên và giàu sức thuyết phục.
Nỗi khao khát gặp lại con sau bảy năm xa cách trở thành động lực mãnh liệt thôi thúc anh Sáu trở về nhà. Khi trông thấy con, không chờ xuồng cập bến, ông đã nhảy thót lên làm chiếc thuyền con chòng chành, vội vàng bước chân dài, gọi con tha thiết: “Thu! Con!”. Vừa gọi, ông vừa giơ tay chào đón con. Cảm xúc mãnh liệt bộc phát khiến ông không kìm nổi xúc động. Tiếng gọi tha thiết dồn ứ bấy nhiêu năm trời, ngọt ngào hơn tất cả. Tiếng gọi thiêng liêng của tâm hồn và tình yêu vĩ đại của người cha.
Thế nhưng, thực tế lại không như anh nghĩ. Tình huống truyện nảy sinh từ khoảng khắc này – Bé Thu hoàn toàn hờ hững, xa lạ. Nó ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra rồi sợ hãi bỏ chạy. Nó quá bất ngờ bởi tình huống xảy ra đột ngột, không được báo trước. Ông Sáu cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa. Tình yêu và nỗi chờ mong trong ông đột nhiên không được tiếp nhận khiến ông đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn làm mặt ông sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.
Phải chăng, cuộc đời đang thử thách ông? Số phận đang trêu đùa ông? Với bản lĩnh của người lính, ông đã vượt qua cảm giác hụt hẫng ban đầu, trong lòng không hề hoài nghi. Những ngày ở nhà, ông đã cố gắng gần gũi và tìm hiểu vì sao bé Thu không nhận cha nhưng trước thái độ lạnh nhạt, ông đã đau khổ, cảm thấy bất lực. Suốt ngày ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con.
Nhưng càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. Ông mong được nghe một tiếng ba của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Ông đau khổ lắm nhưng chỉ “nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười” vì “khổ tâm đến nỗi không khóc được”. Nhiều lúc giận quá, ông đã đánh bé Thu sau lại hối hận. Mâu thuẫn cứ giằng xé trong ông.
Thời gian nghỉ phép sắp hết. Cuộc chiến vẫn đang ác liệt và chưa có dấu hiệu kết thúc. Có thể sau lần trở về này sẽ lâu lắm ông mới quay trở lại. Tác giả đã tinh tế miêu tả nỗi đau giằng xé trong ông Sáu bằng sự cảm thông sâu sắc. Hoàn cảnh của ông Sáu cũng là hoàn cảnh của biết bao chiến sĩ trên mặt trận. Họ ngày đêm chiến đấu nhưng trái tim vẫn giữ ấm tình cảm gia đình và khát khao đoàn tụ.
Hoàn cảnh đặt ra thử thách quá trớ trêu. Trái tim ông Sáu tuy mạnh mẽ nhưng không thể tránh khỏi đau xót. Ông tự nhắc mình phải kiên trì, biết đâu bé Thu sẽ hiểu ra. Ông cố tìm hiểu con nhưng con bé quá bướng bỉnh, khiến ông đành bất lực, ngậm ngùi nghĩ đến ngày phải xa con ra đi.
Hôm chia tay trên bến sông, nhìn thấy con đứng trong góc nhà, ông muốn ôm con, hôn con nhưng sợ nó lại bỏ chạy nên chỉ đứng nhìn nó ngậm ngùi với đôi mắt biết bao trìu mến lẫn buồn rầu. Tình cảm của người cha quá lớn, tình yêu thương mãnh liệt khiến ông rưng rưng nước mắt. Cho đến khi nó cất tiếng gọi “Ba”, ông xúc động đến không cầm được nước mắt. Tiếng “ba” ngọt ngào mà ông đã mong đợi bấy lâu, khao khát bấy lâu. Đây là những giọt nước mắt hạnh phúc của người cha, của người cán bộ kháng chiến.
Được ở bên gia đình, yêu thương và chia sẽ những yêu thương vốn là quyền của con người. Chiến tranh đã ngăn cách họ. Chiến tranh đã gây nên những nghịch cảnh trớ trêu dở khóc dở cười. Giọt nước mắt hạnh phúc hòa lẫn trong nỗi đau thương bất tận. Ông Sáu hiểu rõ giây phút bé Thu nhận ra ông, dành cho ông tình cảm tha thiết nhất cũng là lúc phải chia tay. Cuộc chiến đang vẫy gọi, ông Sáu phải lên đường. Có ai ngờ đâu, đó lại là cuộc chia ly vĩnh viễn.
Tình yêu con tha thiết của ông còn được thể hiện rất sâu sắc khi ông ở khu căn cứ. Xa con, ông luôn nhớ con trong nỗi day dứt, ân hận ám ảnh vì mình đã lỡ tay đánh con. Lời dặn của con lúc chia tay đã thôi thúc ông làm cho con cây lược. Rồi ông dồn hết tâm trí và công sức vào việc làm cho con cây lược, tỉ mỉ khắc từng chiếc răng, làm cho nó thật đẹp. Ông gửi vào đó tất cả tình yêu và nỗi nhớ. Có bao nhiêu nhát khắc là có bấy yêu thương mà ông Sáu đã dành cho con.
Nhiều lúc nhớ con ông lấy cây lược ra chải chải lên đầu cho cây lược thêm bóng mượt. Yêu con, ông Sáu yêu đến từng sợi tóc của con. Chiếc lược trở thành vật thiêng liêng đối với ông Sáu, nó làm dịu đi nỗi ân hận, nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong ngóng của người cha với đứa con xa cách. Cây lược ngà chính là sự kết tinh của tình phụ tử thiêng liêng.
Ông Sáu đã không bao giờ trở về và lời hứa với con bé mãi mãi không thực hiện được. Trong trận càn lớn của quân Mĩ – Ngụy, ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao cây lược cho con gái. “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chúc. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử.
Người đọc bàng hoàng, sửng sốt và tiếc thương. Ông Sáu hi sinh nhưng ngọn lửa yêu thương trong trái tim ông vẫn còn cháy mãi. Chiến tranh có thể ngăn cách họ, hoặc giết chết họ nhưng không thể khiến họ ngừng yêu thương. Chiếc lược ngà mà ông Sáu nhờ đồng đội gửi cho bé Thu trước lúc ông hi sinh là hình ảnh sáng giá về sức mạnh phi thường của tình cảm cha con thiêng liêng, bất diệt.
Chiếc lược ngà đã rất thành công khi xây dựng được tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. Nguyễn Quang Sáng đã chú trọng xây dựng cốt truyện chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Chuyện được kể bởi người đồng đội của ông Sáu khiến câu chuyện tự nhiên, chân thực, dễ đi vào lòng người, gây được sự cảm động sâu sắc ở người đọc.
Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ, bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, và câu chuyện vẫn mang tính khách quan. Có lẽ, nhà văn đã dụng công lớn nhất ở việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu. Chất giọng Nam bộ ngọt ngào, bình dị cũng là điểm mạnh của nhà văn.
Qua nhân vật ông Sáu, người đọc không chỉ cảm nhận tình yêu con tha thiết sâu nặng của người cha chiến sĩ mà còn thấm thía bao đau thương mất mát đối với những em bé, những gia đình. Tình yêu thương con của ông Sáu còn như một lời khẳng định: “Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người – tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được”.
bài chiếc lược ngà
hoà bình, tự do hôm nay mà ta có được là bao xương máu đổ xuống của cha anh. Những năm tháng chiến tranh đầy khói lửa đã khiến cho bao nỗi mất mát nặng nề, nỗi xót xa đắng cay khi mất đi người thân, nỗi cô đơn trống trải nơi chiến trường của những cơn người xa quê, những giọt nước mắt của bao người vợ, người con tiễn chồng ra trận đều xót xa vô bờ. Và trong những khổ đau ấy, tình cảm gia đình, tình thân gắn bó bền chặt lại càng ngời sáng biết bao. Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng đã tái hiện lại một mảng màu của chiến tranh quá tình cha con thắm thiết sâu sắc, tiêu cho cuộc sống gia đình những năm chiến tranh bom đạn.
Ông Sáu- một chiến sĩ cách mạng dũng cảm nơi chiến trận. Xa con khi bé Thu mới lên một, ròng rã mấy năm không được gặp con, niềm ao ước thấy bóng hình con, được nghe tiếng con yêu gọi "ba" luôn là nỗi mong chờ khó tả trong ông. Nơi chiến trường, những lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi ngồi nhớ con, ông chỉ có thể ngắm nhìn bé quá tấm hình đã cũ, tấm hình mà ông luôn nâng niu trân trọng, gìn giữ. Bé Thu là một nguồn sống lớn lao, là một phần máu thịt của ông. Ngày nghỉ phép, ông Sáu cùng người bạn thân nơi chiến trường trở về quê hương. Nỗi nôn nóng, mong chờ gặp con pha lẫn niềm hạnh phúc, háo hức vô bờ. Thuyền chưa cập bến ông đã vội nhảy xuống, dang hai tay đón đợi đứa con bé nhỏ sà vào lòng mình, cất tiếng gọi ba thương mến. Nhưng đớn đau thay khi ông nhận lại được chỉ là nỗi sợ hãi phũ phàng của cô con gái chỉ vì vết thẹo dài trên má ông mà chiến tranh đã khiến hình hài ông Sáu trở nên dị dạng. Ông hụt hẫng và đắng cay xiết bao, khi nỗi mong chờ bấy lâu ấy lại chẳng được như điều ông đã nghĩ.
Những ngày bên con, ông luôn cố gắng để được gần con nhiều hơn, được sẻ chia, vỗ về, kể cho con nghe những câu chuyện nơi chiến trường xa xôi của bố. Nhưng sự xa lánh của bé Thu khiến ông nghẹn ngào, buồn bã. Còn điều gì đớn đau hơn khi giọt máu của mình lại chẳng nhận mình là cha.Trong bữa cơm gia đình, ông gắp cho con yêu món trứng cá nhưng bé Thu không chấp nhận, hất đi, trong nỗi đau tột cùng ôn đã lỡ đánh con, đó là điều luôn khiến cho ông ân hận.
Ngày ông Sáu phải trở lại chiến trường, khi mà Thủ được bà giải thích về nguyên nhân của vết thẹo trên má, bé ân hận vô cùng. Trong ánh mắt em không còn vẻ ngang bướng, cố chấp mà ánh mắt ấy đượm buồn, một nỗi buồn khôn tả. Em hiểu được mọi điều em càng thương và quý ba nhiều hơn. Tiếng " Ba..a....a" thét lên trong buổi chia tay là mónq ùa tuyệt diệu của con gái dành cho ông Sáu. Đó là tiếng ba mà em đã dồn nén bấy lâu cũng là biết bao thời gian ông Sáu mong chờ được nghe điều ấy. Tình thương và quý trọng bà mạnh liệt đã thôi thúc em, em chạy đến ôm chặt lấy ba hôn lên tóc, lên má, lên cổ và hôn lên cả vết thẹo dài trên má của ba. Còn điều gì hạnh phúc hơn đối với ông Sáu lúc bấy giờ, bé Thu đã nhận ra ông, lời hứa mùa cho bé chiếc lược ngà cũng là lời chia tay cuối, là lần gặp gỡ cuối cùng của hai cha con.
Trở lại chiến trường ông dồn hết tình cảm của mình làm cho con gái chiếc lược như lời hứa. Chiến tranh cướp đi sinh mạng mình, trước khi nhắm mắt, ông không quên rút từ trong túi chiếc lược thay lời trăng trối trao tận nó cho bé Thu. Thu rồi lớn lên trở thành một cô giao liên đầy trưởng thành và bản lĩnh, bước tiếp con đường đầy chông gai mà ba cô đã cống hiến, hi sinh đời mình cho Tổ quốc thương yêu. Tình phụ tử ông Sáu -bé Thủ đã sáng ngời và đẹp đẽ như thế.
Chiến tranh đã khiến cho bao người thân phải xa cách, cho con phải mong ngóng từng ngày dáng bố, cho bố phải nhớ con. Chiến tranh đã cướp đi nhân hình của con người, thậm chí cướp đi mạng sống nhưng không giết chết được sợi dây máu thịt kết nối tình phụ tử. Bên cạnh tình phụ tử, tình cảm gia đình còn thể hiện ở tình cảm vợ chồng gắn bó. Những năm xa gia đình, dù hiểm nguy nhưng vợ ông Sáu vẫn không quản ngại lên thăm chồng khi có dịp, là một hậu phương vững chắc cho tiền tuyến khi ở nhà chăm sóc mẹ già và con nhỏ. Vợ ông là một người phụ nữ bao dung và nghị lực, người vợ chịu khổ đau khi mất đi người chồng vẫn vững vàng nuôi con khôn lớn, chấp nhận cho bé Thu tham gia vào kháng chiến, dẫu biết rất hiểm nguy. Đó là một sự cao thượng và tình yêu đất nước, nỗi căm thù giặc trong lòng người phụ nữ. Bên cạnh đó ,tình mẹ con, tình bà cháu, tình bạn cũng hiện lên thật bình dị nhưng chứa chan tình người. Đó là những lời giải thích ân cần và thấu đáo của bà cho bé Thu. Đó là chú Ba-người bạn đồng hành của ông Sáu- người cha thứ hai của bé Thu đầy trách nhiệm, nhạy cảm và đầy yêu thương. Những tình cảm ấy thật tuyệt vời biết bao, dẫu trong bao hiểm nguy, thách thức, đau đớn thì tình thân, tình cảm gia đình vẫn luôn rạng ngời, toả sáng bất diệt.
Qua tác phẩm "Chiếc lược ngà" em cảm nhận được một tấm lòng trắc ẩn, lớn lao của một tác giả vùng đất Nam Bộ thân yêu. Nguyễn Quang Sáng đã khẳng định được chân giá trị vững bền nhất trong đời sống, chân giá trị của tình thân.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK