Trang chủ Sinh Học Lớp 7 Câu 1 : Đặc điểm của lớp lưỡng cư? Câu...

Câu 1 : Đặc điểm của lớp lưỡng cư? Câu 2 : Giải thích vì sao ếch thường sống nơi ẩm ướt gần bờ và bắt mồi về đêm ? Đặc điểm của cấu tạo của hệ tuần hoàn hô hấp

Câu hỏi :

Câu 1 : Đặc điểm của lớp lưỡng cư? Câu 2 : Giải thích vì sao ếch thường sống nơi ẩm ướt gần bờ và bắt mồi về đêm ? Đặc điểm của cấu tạo của hệ tuần hoàn hô hấp của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các động vật xương sống đã học ? Câu 3 : Đặc điểm chung của lớp cá ? Câu 4 : Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay ? Câu 5 : Nêu vai trò của thú ? ( Ko chép mạng )

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Câu 1:

Đặc điểm chung của Lưỡng cư 

- Môi trường sống: Nước và cạn

- Da: Trần, ẩm ướt

- Cơ quan di chuyển: Bốn chân có màng ít hoặc nhiều

- Hệ hô hấp: Mang (nòng nọc), phổi và da (trưởng thành)

- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

-  sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài

- phát triển cơ thể: Biến thái

- Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: Biến nhiệt

Câu 2:

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì :
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

_

-Những đặc điểm cấu tạo trong của thỏ (Thú) thể hiện sự hoàn thiện hơn của lớp động vật có xương sống đã học là:

- Hệ thần kinh: Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.

- Hệ hô hấp: gồm có khí quản, phế quản, phổi; cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.

- Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

 

Câu 3:

-Đặc điểm chung của lớp cá:

Môi trường sống: nước mặn, nước ngọt, nước lợ.

- Cơ quan di chuyển: vây.

- Cơ quan hô hấp: mang.

- Hệ tuần hoàn: tim 2 ngăn, máu trong tim đỏ thẫm, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, có 1 vòng tuần hoàn.

- Sinh sản: thụ tinh ngoài.


Câu 4:
Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

   - Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.

   - Chi trước trở thành cánh: để bay.

   - Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.

   - Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.

   - Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.

   - Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.

   - Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh

Câu 5:

Vai trò của lớp thú là:
Thú có giá trị kinh tế rất quan trong nên => thú đã bị săn bắt và buôn bán làm cho số lượng thú trong tự nhiên đang bị giảm sút rất nghiêm trọng.
+ Cần phải có ý thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ các dộng vật hoang dã.
+ Tổ chức chăn nuôi các loài dộng vật có giá trị kinh tế cao.
+ Góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay
Vd: Chuột bạch 

P/S: CHÚC BẠN HỌC TỐT! 

Thảo luận

-- THANKS BẠN!
-- Ko có gì đâu

Lời giải 2 :

Bạn tham khảo vài câu nhé

chuc hoc tot

image
image
image

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK