Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Văn học trung đại đề cao con người phi nhã...

Văn học trung đại đề cao con người phi nhã tuy nhiên cũng xuất hiện những cái tôi cá nhân độc đáo cho ví dụ tác giả tác phẩm tiêu biểu cho xu hướng khác biệt ở

Câu hỏi :

Văn học trung đại đề cao con người phi nhã tuy nhiên cũng xuất hiện những cái tôi cá nhân độc đáo cho ví dụ tác giả tác phẩm tiêu biểu cho xu hướng khác biệt ở thời đại xưa em biết

Lời giải 1 :

Tuy nhiên “cả Đạo, Phật, Nho, tam giáo đều chủ trương lý thuyết phá ngã, vô ngã, vô kỷ, nhưng không hề là một sự diệt ngã tuyệt đối. Trái lại, tất cả đều dựa vào phẩm chất cá nhân để giải phóng cho cái ngã nội tại khao khát tự do được bước sang một thế giới khác, không gò bó, tạm bợ”(2).

Điều này khiến văn học trung đại, tuy chịu sự quy định chặt chẽ của tính quy phạm nhưng con người cá nhân vẫn được thể hiện một cách phong phú, sinh động.

Văn học trung đại Việt Nam tồn tại trong thế lưỡng phân thành hai thành phần chính: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Sự song hành của hai thành phần văn học này tạo nên hiện tượng song ngữ khiến văn học trung đại phát triển với những biểu hiện vừa đối lập, vừa bổ sung cho nhau, tạo nên một thế giới nghệ thuật phong phú, đa dạng: vừa mang tính qui phạm, vừa phá vỡ qui phạm; vừa cao nhã, quý phái vừa bình dị, đơn sơ; vừa tiếp thu lại vừa từ bỏ dần các yếu tố văn hóa Hán, văn học Hán.

Chịu sự chi phối của hệ thống thi pháp trung đại, đồng thời không ngừng sáng tạo theo tiếng gọi của cảm xúc bản ngã, nhà sáng tác thời trung đại giống như “người nghệ sĩ múa một tay còn tay kia bị cột vào truyền thống”.

Con người trong văn học trung đại theo đó cũng có sự thay đổi theo nhiều chiều kích khác nhau, lúc nghiêm trang trong vòng khuôn thước kinh điển, lúc bứt phá dữ dội để tâm hồn rung động và thăng hoa bằng những cảm xúc chân thật và mãnh liệt vốn có của con người.

Cần thấy rằng, đã là văn học viết thì dù là văn học trung đại hay văn học hiện đại cũng đều tồn tại bản ngã, tồn tại con người cá nhân, cá thể.

Chỉ có điều nếu xã hội hiện đại tự do, cởi mở khiến các nhà văn, nhà thơ có một cõi riêng để tự do sáng tạo, để cái tôi trữ tình tha hồ vùng vẫy, thể hiện hết những cung bậc cảm xúc của mình thì xã hội trung đại với những quy định nghiêm nhặt khiến nhà sáng tác dù muốn dù không cũng phải chịu sự ràng buộc của khuôn phép, của lề lối kinh điển.

Con người cá nhân, cá thể do đó cũng không được thể hiện một cách phóng khoáng, cởi mở như trong văn học hiện đại. Song điều đáng quý là mặc dù chịu sự chi phối của tính quy phạm, người ta vẫn nhìn thấy trong văn học trung đại những tâm hồn nghệ sĩ phá cách; biết yêu, say, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và con người; biết sống bằng những cảm xúc riêng tư từ trong thẳm sâu con tim mình.

Các nhà văn, nhà thơ ngoài những lúc hướng về “khuôn vàng thước ngọc” vẫn tự tìm cho mình một con đường sáng tạo riêng để cái tôi cá nhân, cá thể lên tiếng.

Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, có thể nhìn thấy hai dòng riêng giữa một dòng chung. Một dòng hướng về những chuẩn mực, hướng về những chủ đề, quan niệm mang tính công thức. Dòng này tạo nên kiểu văn học mang tính quan phương, cung đình, chủ yếu là tụng ca vua sáng tôi hiền, đề cao lễ nghĩa Nho giáo.

Nhà sáng tác quan niệm “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”, văn chương xoay quanh những chủ đề quen thuộc của đạo đức nhà Nho. Con người xuất hiện trong dòng văn học này, lẽ dĩ nhiên là con người cộng đồng, con người quân quốc… mang lí tưởng “trí quân trạch dân”, mang khát vọng xây dựng một xã hội Nghiêu Thuấn.

Dòng thứ hai vượt thoát ra ngoài khuôn phép, luật lệ để những cảm xúc thật, những tình cảm thật được thăng hoa. Ở dòng thứ hai này, con người cá nhân có dịp bứt phá, quẫy đạp bằng một cái tôi mạnh mẽ, phóng khoáng.

Nếu lấy những quy tắc, điển phạm trong mỹ học phong kiến làm tâm thì có thể xem dòng văn học thứ nhất là “dòng văn học hướng tâm” và dòng văn học thứ hai là “dòng văn học ly tâm” (Chữ dùng của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn).

Lịch sử văn học chứng minh rằng, chỉ khi nào văn học ly tâm thì mới xuất hiện những tiếng nói nghệ thuật đích thực, mới xuất hiện những tác giả văn học lớn. Những kiệt tác để đời của những đấng tài hoa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… phần lớn được sáng tạo trong những giây phút ly tâm của tâm hồn họ.

Nói như Nguyễn Hữu Sơn: “Trong những trạng huống bức xúc, những cảnh ngộ dễ khơi gợi niềm trắc ẩn trong tâm hồn nhà nghệ sĩ… sẽ là lúc bột khởi những rung động nghệ thuật đích thực, từ đó khởi động những suy cảm cá nhân

Thảo luận

Lời giải 2 :

Con người "phi ngã" chứ không phải "phi nhã" nhé bạn!

Một số tác giả, tác phẩm khác biệt:

-Hồ Xuân Hương với Tự tình, Bánh trôi nước

-Nguyễn Công Trứ với bài ca ngất ngưởng

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK