★ Đặc tính chung:
- Được cấu tạo từ 3 nguyên tố chính là C,H,O nhưng có tỉ lệ O thấp hơn cacbohidrat.
- Không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như axeton,clorofoc..
- Cho nhiều năng lượng hơn cacbohidrat.
- Không có câu trúc đa phân.
★ Lipit đơn giản:
(+) Cấu trúc :
Mỗi phân tử dầu, mỡ được cấu trúc từ 1 glixerol liên kết với 3 axit béo .
Một phân tử sáp gồm 1 axit béo liên kết với một rượu mạch dài.
(+) Chức năng:
Lipit là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng chủ yếu của tế bào.
★ Lipit phức tạp:
(+) photpholipit:
Một phân tử glixerol liên kết với 2 phân tử axit béo và nhóm photphat có gắn một ancol phức.
Phân tử photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol ưa nước và đuôi kị nước.
Chức năng : cấu trúc màng sinh chất.
(+) Steroit:
Phân tử có chứa các nguyên tử kết vòng.
Các steroit quan trọng: colesteron, hoocmon sinh dục testosteron, ơstrô gen và vitamin A,D,E,K...
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
3. Cacbohiđrat (Saccarit)
a) Cấu trúc
- Là các chất hữu cơ được cấu tạo từ C,H,OC,H,O theo nguyên tắc đa phân.
Phân loại
Đường đơn
(Mônôsaccarit)
Đường đôi
(Đisaccarit)
Đường đa
(Pôlisaccarit)Ví dụ- Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ, ribôzơ.- Saccarôzơ, mantôzơ, lactôzơ.- Xenlulôzơ, tinh bột, glicôgen.Cấu trúc
- Có từ 3 đến 7 nguyên tử cacbon trong phân tử.
- Dạng mạch thẳng hoặc vòng.- Gồm hai phân tử đường đơn nối với nhau nhờ liên kết glicôzit bằng cách loại chung 1 phân tử nước.
- Là 1 chuỗi gồm nhiều phân tử đường đơn tạo thành bằng các phản ứng trùng ngưng loại nước.
+ Tạo mạch thẳng: xenlulôzơ.
+ Tạo mạch phân nhánh: tinh bột, glicôgen.Tính chấtKhử mạnh
Mất tính khử
Không có tính khử
b) Chức năng
- Là nguyên liệu trực tiếp, cung cấp cho quá trình oxi hóa giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống.
- Là thành phần cấu trúc của tế bào.
- Là năng lượng dự trữ cho tế bào.
4. Lipit
a) Cấu trúc
- Là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như ête, benzen, clorofooc… không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, thành phần hóa học rất đa dạng. Thành phần chính: C,H,OC,H,O.
Phân loạiĐặc điểm cấu tạoLipit đơn giản
- Glixêrol ++ 3 axit béo ⟶⟶ Dầu, mỡ
- Rượu mạch dài ++ axit béo ⟶⟶ SápLipit phức tạp
- Glixêrol ++ 2 axit béo ++ phôtphat ⟶⟶ Phôtpholipit có tính lưỡng cực, gồm 1 đầu ưa nước và 1 đuôi kị nước.
- Stêrôit chứa các nguyên tử kết vòng, đặc biệt là colesterôn và axit mật.
b) Chức năng
- Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học
- Nguyên liệu dự trữ năng lượng (dầu, mỡ), dự trữ nước.
- Thành phần cấu tạo của sắc tố diệp lục, hoocmôn, vitamin…
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK