Tiếp xúc với văn chương, ta được tiếp nhận luồng sinh khí của trí tuệ và văn minh nhân loại, tiếp thu phần hồn của cái nhân trong con người. Mỗi tác phẩm văn học đều chứa đựng trong những khả năng khơi gợi ở người đọc một điều gì đó và cái cách văn học cho người ta những cung bậc cảm xúc là biểu hiện nghệ thuật tình cảm ở văn chương. Đọc mỗi tác phẩm văn học, ta thấy ở đó những mảnh đời khác nhau mà ta có những trải nghiệm cùng tình cảm khác nhau, từ đó yêu thương thêm con người, cuộc sống, biết ghét cái ác, cái xấu. Hoài Thanh đã từng nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có.” Đây là một câu nói rất tường minh khi nói về khả năng khơi gợi tình cảm ở văn chương. Dưới đây là dàn ý và bài làm cho đề bài chứng mình câu nói của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có.” Để làm bài tập này, ta cần giải thích câu nói, chứng minh câu nói đó đúng qua cách dẫn chứng văn học.
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có và luyện cho ta những tình cảm đã có". Hoài Thanh viết câu này thoạt nêu lên vai trò và nhiệm vụ của văn chương. "Văn chương gây cho ta nhứng tình cảm ta không có" là gì? Phải chăng nó là một thứ tình cảm ngủ say trong con người chưa được đánh thức chăng? Dù là gì đi chăng nữa thì nếu chúng ta sống hết mình vì văn chương thì sẽ nhận lại những thứ tốt đẹp về văn chương. Bởi nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Chẳng hạn như các cô cậu học trò dễ thương, ngây thơ mà giờ đây đã biết "yêu" là cảm giác như thế nào. Sự ái ngái, khuôn mặt đỏ ửng lên lúc gặp nhau sau khi tan học ở trường, giờ ra chơi, đầu giờ,... Sự lúng túng và bồi hồi đã che đi cái cảm giác ngại ngùng đang bộc lộ hồi nào cũng không hay. Còn có một số người sống lạnh nhạt , khô khan, không cảm xúc như đá, như tượng nhưng khi tiếp xúc với văn chương vài lần họ sẽ trở nên cởi mở, cười nói và thân thiện hơn rất nhiều. Những người nóng tính và hay đa nghi thường thì sẽ không được mấy ai ưa chuộng, nhưng họ vẫn sống tốt, họ đều tập trung vào văn chương của riêng mình. Lâu dần, họ sẽ trở nên hòa đồng và vui vẻ,... "Văn chương luyện cho ta những tình cảm đã có" được hiểu nội dung trực tiếp câu của các bạn đọc. Một thứ tình cảm vốn có và được trau dồi thêm thì sẽ thành một thứ tình cảm bao la rộng lớn. Chẳng hạn như "Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi. Tuy ông tới nơi này để ẩn ức chưa được bao lâu nhưng đã có một chút gì đó với nơi đây. Tác giả chắc hẳn đã có một tình cảm đặc biệt với Côn Sơn mới có thể cảm nhận được tiếng suối chảy chim hót, đàn dương cầm vu vi,... trái ngược với hoàn caarnh ở thực tại. Bởi văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Cảm giác vui vẻ và vui sướng như thế nào khi có một tổ ẩm cho riêng mình và chính mình đã tạo nên nó, không ai có thể phá hủy được. Nhưng trong bài "Cuộc chia tay của những con búp bê" tổ ấm đó đã bị chia rẽ bởi một số lí do không chính đáng. Qua đó ta phải biết giữ gìn tổ ấm của mình, không nên vì bất kì lí do gì mà làm cho ngôi nhà nhỏ của mình tan rã. Thay bài "Tình yêu nước của nhân dân ta" một lòng yêu nước vô cùng được đắp thêm thành một tình yêu nồng nàn, một tình yêu tuyệt đối và bất diệt. Qua đó văn chương đã thể hiện một tình cảm sâu sắc và khi kết hợp lại nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả mọi sự sai trái và giả dối để đưa mọi thứ đến ánh sáng. Vì vậy phải biết tôn trọng và giữ gìn những thứ mà ta đang có, đặc biệt là tình cảm mà bạn đang nắm giữ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK