3. Cách vào đề: Gián tiếp bằng một câu chuyện giàu hình ảnh, súc tích, ấn tượng; lời văn mềm mại, uyển chuyển; dẫn dắt lôi cuốn, thú vị rất phù hợp với phong cách nghị luận văn chương.
4. a) - Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người rộng ra là thương yêu muôn vật, muôn loài.
- Quan niệm này đúng nhưng chưa đủ bởi nó còn xuất phát từ cuộc sống lao động của con người. Chính lao động mới tạo nên hai tiếng con người và bằng lao động con người mới tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Văn chương chính là đời sống tâm hồn, tình cảm của con người. Văn chương đi ra từ cuộc sống lao động và trở về phục vụ cuộc sống lao động.
b) - Văn chương là hình dung của sự sống: văn chương có khả năng phản ánh, ghi chép lại hình ảnh của cuộc sống muôn hình vạn trạng, giúp người đọc hình dung và hiểu được cuộc sống đang diễn ra ngoài đời từ cuộc sống trong tác phẩm.
- Văn chương sáng tạo ra sự sống:
+ Văn chương phản ánh đời sống nhưng không sao chép nguyên xi mà thông qua hư cấu nghệ thuật và qua lăng kính (cách nhìn, cách cảm) chủ quan của người nghệ sĩ.
+ Văn chương dựng lên những hình ảnh, ý tưởng mới; đưa ra những hình mẫu xã hội tốt đẹp để mọi người phấn đấu, biến chúng thành hiện thực trong tương lai.
c) - Bồi dưỡng tình cảm và gợi lòng vị tha:
+ Gây cho ta những tình cảm ta không có, chưa có
+ Luyện những tình cảm ta sẵn có
+ Mở rộng tâm hồn chúng ta: biết yêu thương; biết vui, buồn với cả những người không quen biết.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK