Sau giờ chào cờ đầu tuần, chúng em trở về lớp học. Cô giáo chủ nhiệm của lớp 6A chúng em đã có mặt từ lúc nào. Cô mỉm cười đáp lời chào của chúng tôi rồi ra hiệu cho cả lớp ngồi xuống. Tiết học bắt đầu.
Như thường lệ, cô nhìn khắp lớp một lượt kiểm tra xem bạn nào vắng mặt. “Chúng ta bắt đầu tiết Tập đọc nhé!” Nói xong, cô nhẹ nhàng ngồi xuống ghế, giở sổ ra gọi các bạn lên trả bài. Hôm nay, bạn nào cũng thuộc bài, cô mỉm hài lòng nét mặt rạng rỡ hẳn lên. Kì thực cô đã gần ba mươi và đã có hai em nhỏ: một em học lớp Hai và một em học lớp Mẫu giáo. Cô nhận xét và biểu dương tinh thần học tập ở nhà của chúng tôi rồi chuyển sang bài mới. Bài “Mùa hoa bưởi” một bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, phù hợp với cách diễn tả tình cảm khoáng đạt và sâu lắng. Lớp tôi, ai cũng thích cô đọc thơ. Chao ôi! Giọng đọc của cô mới ngọt ngào, truyền cảm làm sao! Tôi ngồi khoanh tay, mắt chăm chú nhìn cô, cô nuốt lấy từng từ, từng chữ, từng câu thơ mượt mà. Giọng cô lúc trầm lúc, lúc bổng tha thiết như âm điệu dân ca xứ Nghệ. Đọc xong, cô yêu cầu một bạn đọc lại. Sau đó, cô tiếp tục giảng bài. Cô giảng cặn kẽ từng ý thơ, lời thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, âm thanh… Cô cho chúng tôi biết sông Ngàn Phố ở nơi nào trên bản đồ, rồi cho xem tranh vẽ cảnh vườn bưởi, dòng sông Ngàn Phố với những chuyến đò đầy ắp bưởi xuôi ngược. Cô vừa giảng, vừa ghi bảng những ý chính của bài. Cái dáng cao cao, thon thả được bó gọn trong chiếc áo dài màu thanh thiên di chuyển thật nhẹ nhàng, khi thì trước mặt chúng tôi, khi thì trên bục giảng. Bàn tay cô chậm rãi từng nét, từng đòng đều tắp hiện dần lên trên tấm bảng đen thật rõ ràng. Mỗi khi gọi bạn nào lên trả lời câu hỏi, cô nhìn bạn, ánh mắt thật dịu dàng pha lẫn sự khuyến khích động viên. Cuối tiết học, bạn nào cũng đọc thật diễn cảm bài thơ và dường như ai cũng gần thuộc lòng. Cô nở một nụ cười rạng rỡ rồi nhận xét tiết học hôm nay, tuyên dương những bạn học nghiêm túc, phát biểu sôi nổi, đồng thời cô cũng nhắc nhở thêm một số bạn chưa đóng góp ý xây dựng bài hoặc còn chưa nghiêm túc, chưa tập trung, hay nhìn ra ngoài.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.
Cô chủ nhiệm của em hết lòng thương yêu học sinh. Lúc nào cô cùng mong chúng mình học tốt. Cô thường nói: “Mỗi tiết học là một bài học quý cả về kiến thức, kĩ năng và đạo lí làm người.
Trong các môn học em yêu thích nhất là môn văn, bởi môn văn có thể cho ta diễn tả được cảm xúc của mình với con người và mọi vật xung quanh, môn văn cho ta thêm yêu gia đình làng quê, thầy cô, bè bạn. Và một điều khiến em thích học môn văn nữa là do cô giáo dạy văn của em giảng bài rất lôi cuốn học sinh, cô rất yêu thương chúng em.
Cô Năm giáo dạy Văn của em năm nay chừng ba mươi tuổi, dáng người cô cao gầy. Khi giảng bài cô luôn đi đi lại lại trên bục giảng, cử chỉ và lời nói của cô luôn thu hút sự chú ý của học trò chúng em. Cô thường xuyên đến bên học sinh để kiểm tra việc ghi chép bài. Đôi mắt cô điềm tĩnh, nghiêm nghị nhưng luôn nhìn học sinh bằng cái nhìn trìu mến, thương yêu. Khuôn mặt cô phúc hậu tràn đầy tình thương yêu và luôn nở nụ cười trên môi.
Hôm nay cô dạy Văn, sau khi viết tiêu đề lên bảng cô dịu dàng hướng dẫn chúng em đọc bài, giải thích cho chúng em những câu khó hiểu trong bài. Hàng ngày mỗi khi cô giảng bài, cô đều rất tận tình với học sinh, những bài văn hôm nay là bài khó nên cô kiên nhẫn giảng bài hơn. Hôm nay, cô rất khác với mọi ngày, cô nói đây là một văn bản khó, cảm xúc của nhân vật trữ tình rất phức tạp, bản thân văn bản sử dụng những thủ pháp nghệ thuật rất tinh tế nên cô yêu cầu chúng em chăm chú lắng nghe, ghi chép và xây dựng bài. Trong khi dạy, mỗi khi có bạn học sinh phát biểu cô lại khẽ chau mày tập trung lắng nghe. Nghe xong, cô mỉm cười để giảng giải cho cả lớp. Thỉnh thoảng cô dừng lại một chút để nhìn những học trò ngoan ngoãn đang chăm chú nghe giảng. Cô say sưa giảng cặn kẽ không bỏ qua một chi tiết nào dù là nhỏ nhất. Đến những chi tiết khó, cô thường lên giọng để nhấn mạnh và để gây sự chú ý. Dường như cô muốn truyền toàn linh hồn của những con chữ trong bài thơ cho chúng em. Cả lớp ai nấy đều im lặng nghe từng lời từng chữ cô giảng giải. Trong những môn học khác, một số bạn còn chơi trò chơi trong giờ, riêng môn văn thì bạn nào cũng như đang nuốt từng lời cô giảng. Cô đi lại nhìn học trò thương yêu của mình đang ghi chép và còn chỉ ra những lỗi sai cho học sinh.
Rất nhiều bạn trong lớp trước kia không thích học văn nhưng từ khi cô về dạy văn cho lớp em, bạn nào cũng yêu thích môn văn, chăm học văn hơn. Cuối kỳ thi, điểm môn văn của lớp em cao nhất toàn trường. Còn riêng em thì được chọn vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi để dự kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện. Phải thú nhận rằng nhờ công ơn dạy bảo của cô mà chúng tôi tìm thấy niềm vui khi học môn văn, chúng tôi biết được cách ứng xử trong cuộc đời cho hợp tình hợp lý.
Bây giờ đây tôi không còn được học cô giáo dạy văn kính yêu của tôi nữa, vì tôi đã lên lớp lớn hơn, nhưng nhờ sự nhiệt tình cũng như tình yêu học sinh của cô tôi đã yêu thích môn văn và trở thành học sinh giỏi văn trong nhiều năm liền. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để đền đáp công ơn của cô.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK