tham khảo
@Gaumatyuki#
Đề 2:
A. DÀN Ý THAM KHẢO:
I/ Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề: Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau
- Giới thiệu câu ca dao: Để nhắc nhở con cháu bài học về tinh thần cao đẹp ấy, ông cha ta đã đúc kết lại qua câu ca dao:
'' Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng ''
II/ Thân bài:
1. Giải thích câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: Nhiễu điều là gì ? Giá gương là gì ? Phủ là hành động như thế nào và nhằm mục đích gì ? Giải thích liên kết với câu thứ hai '' người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Nghĩa bóng: Câu tục ngữ khuyên ta phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
- Nghĩa sâu xa: liên hệ một số dị bản khác như '' Lá lành đùm lá rách '' hay '' Thương người như thế thương thân '' để làm rõ câu tục ngữ
2. Ý nghĩa và lí lẽ cho câu:
- Nghĩa cả câu: vì sao '' người trong một nước phải thương nhau cùng ''.
- Chúng ta phải làm gì để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó ?
3. Phê phán, liên hệ bản thân:
- Lên án những hành vi của một số người không biết yêu thương, đoàn kết
- Liên hệ bản thân với những việc làm tốt
III/ Kết bài:
- Tóm lại luận điểm đã nói ở trên
- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân
B. BÀI LÀM THAM KHẢO:
Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua bao khó khăn trở ngại để vươn lên tỏng cuộc sống. Để nhắc nhở con cháu bài học về tinh thần cao đẹp ấy, ông cha ta đã đúc kết lại qua câu ca dao:
'' Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng ''
Câu ca dao trên có ý nghĩa như thế nào ? Chúng ta hãy cùng nhau giải thích.
Trước hết, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu ca dao. '' Nhiễu điều '' là mộ thứ vải tơ màu đỏ, '' giá gương '' là cái khung bằng gỗ để đở lấy tấm gương. Hình ảnh '' Nhiễu điều phủ lấy giá gương '' có nghĩa là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và lam đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương,. Hình ảnh đó ngụ ý thể hiện sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Từ hai hình ảnh ví von đó, nhân dân ta muốn gửi gắm đến lời khuyên nhủ: người sống chung một nước thì phải thương yêu nhau như tấm nhiễu điều phủ lên giá gương. Đó là một lời khuyên kín đáo và đạm đà tình nghĩa.
Vì sao người trong một nước phải thương yêu nhau ? Vì mỗi chúng ta tuy khác dòng họ, khác dân tộc, khác hoàn cảnh sống nhưng đều có chung nguồn gốc tổ tiên là Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ, đều từ bọc trăm trứng mà ra, là con của Rồng, cháu của Tiên, nói cùng một tiếng mẹ đẻ, cùng chung một phong tục tập quán, chung một quốc tịch Việt Nam, cùng chung hai tiếng gọi đồng bào. Chúng ta không khác gì anh em chung một nhà, cùng chung sống hòa bình trên đất nước hình chữ S Việt Nam thân yêu.
Hơn nữa, việc mọi người chung một nước thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn còn là truyền thống tốt đẹp, đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Truyền thống tốt đẹp đó đã được ghi lại qua nhiều câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự như:
'' Lá lành đùm lá rách ''
'' Thương người như thể thương thân ''
'' Một miếng khi đói bằng một gói khi no ''
'' Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ ''
Hoặc ca dao:
'' Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ''
Hay:
'' Giúp người, người lại giúp ta
Tình làng, nghĩa xóm đậm đà tình thương ''
Vậy chúng ta phải làm gì để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó ? Việc mọi người chung một nước yêu thương nhau không phải chỉ là lời nói suông mà phải được biểu lộ ra bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. Ta thấy hiện nay, khắp nơi đâu đâu cũng có những tấm lòng vàng, những vòng tay nhân ái, những nghĩa cử cao đẹp, những ngôi nhà tình nghĩa, những phần quà đằm thắm sự yêu thương của các nhà tài trợ, các mạnh thường quân gửi đến cho những đồng bào nghèo, trẻ mồ côi, những người già neo đơn không nơi nương tựa, những nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, những gia đình bị thiên tai, lũ lụt, ...
Tóm lại, câu ca dao trên là một lời khuyên chân tình, muốn nhắn nhủ mọi người cùng chung một nước cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau. Đã bao năm trôi qua nhưng câu ca dao vẫn còn giữ ngyên ý nghĩa sâu sắc của nó. Bản thân em luôn ghi nhớ về bài học này, luôn biết sống yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn. Đó là một tình cảm đẹp trong xã hội ngày nay như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
'' Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau ''.
Đề 3:
* Dàn ý tham khảo:
I> MỞ BÀI:
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết một kinh nghiệm về sự thất bại và thành công
- Dẫn dắt câu tục ngữ đến một lời khuyên, lời ca ngợi về đức tính kiến trì, cố gắng và mạnh mẽ
II> THÂN BÀI:
Giải thích câu tục ngữ '' Thất bại là mẹ thành công ''
1. Nghĩa đen:
+ Thất bại là gì ?
+ Mẹ là gì ?
+ Thành công là như thế nào ?
+ Tại sao lại nói thất bại là mẹ thành công ?
2. Nghĩa bóng:
+ Như cách giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Hãy suy nghĩ về một nghĩa đa dạng hơn
+ Câu tục ngữ có đúc kết kinh nghiệm không ?
+ Kinh nghiệm đó là gì ?
+ Kinh nghiệm đó giúp được gì cho chúng ta trong cuộc sống ?
3. Nghĩa sâu:
* Liên hệ với các dị bản khác:
VD: Có công mài sắt, có ngày nên kim
Hoặc: Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
* Xét về lí:
+ Có cố gắng, kiên trì sẽ giúp ta vượt qua mọi trở ngại, khó khăn
* Xét về thực tế:
+ Những người có thất bại mà biết đứng lên trên thất bại đó đều là những người thành công
III> KẾT BÀI:
- Nêu nhận xét của em về câu tục ngữ
* Bài làm tham khảo:
Trong cuộc sống, không ai mà không có một lần phạm chút sai lầm nào. Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một cuộc đời mà không thất bại thì đó chỉ là bạn đang ảo tưởng hoặc là bạn đang phủ nhận và hèn nhát trước cuộc đời mình. Cuộc sống này rất bon chen và phức tạp, chẳng ai có thể đứng vững khi chưa có một lần vấp ngã. Chính vì thế, câu tục ngữ '' Thất bại là mẹ thành công '' đã được đúc kết như một lời khuyên, lời động viên cho những người đã và đang gặp phải khó khăn, hay chút ít thất bại.
Đúng vậy, câu tục ngữ '' Thất bại là mẹ thành công '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Thất bại chính là không đạt được những mong muốn, nó là ranh giới giữa niềm vui và sự tự ti. Tuy nhiên, nếu có thất bại ắc hẳn sẽ có lúc thành công. Thành công chính là kết quả cao, tốt và vô cùng xứng đáng cho nổ lực của chúng ta. Vậy vì sao lại nói thất bại là mẹ thành công. Mẹ chính là đấng tối cao, là người tạo ra cho ta thân thể và sự sống. Chính thế, thất bại cũng chính là cơ sở để tạo ra sự thành công. Có thất bại ta mới rút ra những kinh nghiệm để mai sau có thể làm việc tốt hơn.
Nhưng chưa hết, tục ngữ chính là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cho nên, ở câu tục ngữ '' Thất bại là mẹ thành công '' cũng là một câu tục ngữ có ý khái quát. Nó chính là quy luật tự nhiên của cuộc sống xã hội: Hễ có thất bại là một kinh nghiệm vô cùng quan trọng để dẫn đến thành công. húng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Sống là đối mặt với thử thách vì thế hãy cố sao để không bị những khó khăn ấy làm cho cuộc sống ta thêm đau khổ. Ở đời, không có việc nào mà không cần cố gắng, từ nhỏ nhặt rồi mới làm nên việc lớn. Khi gặp khó khăn, thử thách mà chúng ta lại nản lòng và buông bỏ cuộc đời thì có phải là đáng tiếc lắm hay sao ? Cũng giống như một người sợ gãy chân nên không dám bước đi nhưng nếu người đó cứ ở yên một chỗ thì chẳng khác nào chân đã gãy. Hiện nay, chúng ta được sống chính là niềm may mắn lớn nhất rồi. Đừng so sánh cuộc đời mình với bất kì ai vì chưa chắc mình đã thua kém họ. Họ cũng sống, cũng phải đối mặt với những khó khăn mà người ngoài như chúng ta chưa thể thấy. Chính vì thế, để thành công cũng như đứng vững trong xã hội đầy những khó khăn thì cần có tinh thần, ý chí và nghị lực vươn lên. Đó chính là chìa khóa cho một cuộc sống tốt đẹp hơn
Tương tự như câu tục ngữ trên, câu '' Có công mài sắt, có ngày nên kim '' cũng nói về ước mơ đạt được những khát vọng xa xôi hơn. Đạt được những thành công trong mong muốn. Trong khi đang lướt Facebook lại chợt bắt gặp một câu nói thấm tận não là: Có một người sợ gãy chân nên không dám bước đi nhưng nếu người đó không bước đi mà cứ đứng yên một chỗ thì khác nào chân đã gãy, quả là vô cùng chính xác. Câu tục ngữ chính là một lời động viên vô cùng ý nghĩa đến những ai đang gặp phải vấn đề về cuộc sống hay vấp ngã trên bước đường sự nghiệp của mình.
Nói tóm lại, chẳng ai trong đời mà không một lần thất bại, dù lớn hay nhỏ cũng chính là bước tiến mới cho sự thành công của chúng ta.
Đề 5:
@Gaumatyuki#
* Dàn ý tham khảo !
I> MỞ BÀI:
- Giới thiệu vấn đề về việc học
- Dẫn dắt vấn đề đi vào lời khuyên của Lê-nin
II> THÂN BÀI:
1. Giải thích lời khuyên
- Học là gì ?
- Học nữa, học mãi là ntn ?
- Lời khuyên ấy có nội dung gì ?
2. Chứng minh vai trò của việc học
- Học mang lại nhiều hiểu biết
- Học còn mang lại kĩ năng về nhiều phương diện
- Học để sau này có thể ra đời làm việc tốt hơn
3. Nêu dẫn chứng cụ thể
- Nêu ra những tấm gương tốt về việc học
- Khẳng định lại giá trị về học
4. Liên hệ bản thân
- Chăm ngoan, học tốt
III> KẾT BÀI:
- Nêu ra quan điểm, tư tưởng của em về vấn đề trên
*Bài làm tham khảo
Không mạng nhé
Có lẽ trong các trường học đều có câu khẩu hiệu là: ''Học, học nữa, học mãi'' để khẳng định cho việc học hành. Học không phải là 10 năm hay 20 năm là xong mà học là mãi mãi, là cả đời. Câu nói của Lê - nin: '' Học, học nữa, học mãi '' nghĩa là phải học suốt đời.
Câu nói ấy của Lê-nin vừa nói lên vai trò của việc học vừa là lời khuyến khích, động viên để chúng ta hiếu học hơn. Học không phải là một sớm, một chiều. Cũng chẳng bao giờ hết nên chúng ta không nên ngừng việc học tập. Trong cuộc sống, kiến thức là cả một bầu trời bao la, là biển cả mênh mông còn những hiểu biết của ta chỉ là một giọt nước nhỏ. Nếu không biết cố gắng phát huy và tìm hiểu thì ta sẽ bị hòa tan vào dòng nước lạnh lẽo.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cả của các em là chăm ngoan, học giỏi. Bởi vì sao ? Vì học sẽ mang lại hiểu biết cho chúng ta, là cả một bầu trời kiến thức đang đợi ta tiếp thu, là phương tiện sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Và quan trọng là các bạn phải học làm sao cho đúng cách, hợp lí để mang lại sự hữu ích từ đó. Và đừng ngồi ngay người ra mà dùng từ ''Học'' cho có, hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Học tập chính là quyền của trẻ em được nhà nước và gia đình tạo cơ hội để phát huy nhưng theo đó là nghĩa vụ phải học thật tốt và chăm ngoan để xứng đáng với quyền của mình.
Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình, xã hội ngày sau. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn. Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân. Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và muốn học hỏi theo. Ngày xưa hay đến thời nay, không ai không học hỏi mà có thành công. Nhưng mỗi người cần ý thức được việc học như thế nào là đúng đắn. Học chay, học vẹt là những việc làm dẫn đến những sai lầm không đáng trong ý nghĩ của chúng ta, từ đó sẽ hình thành thói quen không tốt dẫn đến kết quả học tập kém.
Ví dụ như anh Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù bị liệt cả hai tay những vẫn cố gắng tập viết chữ bằng chân mà anh vẫn là người học trò xuất sắc, đậu đại học và hành nghề giá dục. Đi theo việc đi học mỗi ngày là sự kiên trì, nổ lực hay cố gắng để đạt được những thành tích ấy. Con người có hoài bảo, tư tưởng hay ước mơ là tốt nhưng nếu có quyết tâm để làm được những hoài bảo ấy lại càng tốt hơn. Hay là ngay cả người Bác Hồ vô cùng vĩ đại - người cứu nước, có công lớn trong việc giair phóng dân tộc - là tấm gương sáng cho tinh thần học tập miệt mài. Mặc dù phải đi nhiều nơi trên thế giới nhưng tính kiên trì học hỏi và làm việc của Bác không một chút ngừng nghỉ. Trên những chuyến tàu đi xa, Bác đã ngày đêm chăm chỉ học tiếng Anh, Pháp, Ý, ... để kịp tiếp thu với ngôn ngữ nước ngoài, tiện lợi cho sau này.
Tóm lại, ngay bây giờ và mãi về sau này, mỗi người nên tự ý thức về việc học tập của mình. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích cả.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK