Dàn ý: Bạn tham khảo dàn ý phân tích nhân vật văn học nha.
Bài làm tham khảo
Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang, là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. Tác phẩm ''Chiếc lược ngà'' được viết vào năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Tác phẩm được đưa vào tập truyện cùng tên và văn bản đoạn trích là phần giữa của truyện. Trong tác phẩm, đặc biệt là diễn biến tâm lý và tình cảm tính cách của bé Thu trong lần gặp cha đầu tiên và cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà là một trong những tình huống tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện.
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu - con ông - không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ông không giống với người ba trong bức ảnh mà em biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Cho đến lúc em nhận ra ba, tình cha con trỗi dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người ba ấy đã dồn hết tình cảm yêu thương và nỗi nhớ mong con vào một việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược ngà nhờ người bạn gửi về cho con gái của mình.
Bé Thu là một đứa bé ương ngạnh, bướng bỉnh, có cá tính mạnh mẽ nhưng tình cảm em dành cho ba thật hồn nhiên, ngây thơ và sâu sắc.
Vì em phải sống xa ba từ khi còn rất nhỏ cho nên trong tâm trí của bé Thu, hình ảnh người cha luôn luôn tồn tại với lòng tự hào và yêu quý, thông qua tấm ảnh mà mẹ đã cho nó xem. Chính vì vậy khi thấy một người không giống ba, lại có vết thẹo to tướng trông rất đáng sợ ở trên mặt lại gọi ''Thu ! Con'' rồi ''Ba đây con'' thì nó lại ''ngơ ngác, lạnh lùng'', mặt nó ''tái đi, vụt chạy và kêu thét'' lên gọi mẹ nó. Đó là những cử chỉ, những phản ứng không ngờ tới vì nó khác với tình cảm thông thường giữa cha con xa cách đã lâu ngày.
Trong suốt ba ngày liền ông Sáu ở nhà, thái độ, hành động của bé Thu chứa đầy sự lạnh nhạt, lảng tránh, thậm chí nó còn có vẻ hằn học với ông Sáu. Mẹ nó bảo gọi ba vô ăn cơm, nó nói trổng: ''Vô ăn cơm'', ''Cơm chín rồi''. Mẹ nó bảo nấu cơm, khi cơm sôi, nồi cơm to quá, nó không sao chắt nước được, muốn nhờ ông Sáu, nó cũng lại nói trổng: ''Cơm chín rồi, chắt nước giùm cái!'', chứ nhất định không gọi bằng ''ba''. Hình như trong thâm tâm nó, ông Sáu là một người xa lạ, đáng ghét, tự nhiên vào nhà nó, hòng thay thế ba nó, chia bớt tình yêu thương của mẹ nó vì nó bị mẹ bắt gọi ông Sáu là ba. Cho nên, ông Sáu càng tìm cách làm thân thì nó càng sợ và càng căm ghét, nhưng nó vẫn sợ mẹ nên không dám phản ứng ra mắt.
Kịch tính của câu chuyện được đẩy lên cao khi trong một buổi ăn cơm, khi ông Sáu gắp cho bé Thu một miếng trứng cá, nó đã hất cái trứng cá đi ra khỏi bát cơm. Ông Sáu đã rất tức giận bởi vì thái độ và hành độ của nó đã vượt qua mức chịu đựng của ông cho nên ông đã đánh nó, nó không khóc mà lặng lẽ đứng dậy rồi bỏ sang nhà bà ngoại. Khi xuống xuồng, nó còn cố tình khua dây lòi tói một cách rổn rảng, khua thật to. Hoàn toàn dễ hiểu đối với tâm lí tự nhiên của một đứa bé có cá tính mạnh mẽ, cứng cỏi. Sự ương ngạnh của bé Thu vừa đáng giận, vừa đáng thương nhưng hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, phản ứng tâm lí của Thu là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em là người có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em thật sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba của mình. Trong cái ''cứng đầu'' của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha ''khác'' - người trong tấm hình chụp chung với má em.
Cao trào của câu chuyện được đẩy lên một lần nữa, khi vào thời điểm ông Sáu phải chia tay mọi người, chuẩn bị lên đường thì bổng Thu hét lên: ''Ba...a...a...ba!'', tiếng kêu ''như xé sự im lặng và xé ruột gan mọi người'' rồi em ôm chặt lấy cổ, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và ''hôn cả vết thẹo dài'' của ông Sáu. Thật bất ngờ, cuộc chia li thật là cảm động. Ai chứng kiến cảnh ấy cũng không thể cầm nổi nước mắt và chính người kể chuyện thì ''cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình''. Tất cả được tạo dựng bởi ngòi bút sáng tạo độc đáo của nhà văn. Cách giải thích lí do của tác giả thật hợp lí. Con bé không thể giãi bày với ai ngoài bà ngoại và bà ngoại đã giải thích cho nó biết. Hóa ra lí do thật đơn giản chỉ vì ''cái thẹo'' trên gương mặt ba nó mà tạo ra bao nhiêu sự đố kị trong lòng nó. Cái bề ngoài cứng cỏi, rạch ròi ấy lại chứa đựng tình yêu thương cha mãnh liệt, trong đó có cả niềm tự hào và cả những nét ngây thơ, hồn nhiên của trẻ con.
Lòng yêu thương và tự hào về cha được phát triển thành lòng yêu nước. Sau này, nối nghiệp cha bé Thu đã tham gia cách mạng và trở thành một cô giao liên dũng cảm, kiên cường dẫn đoàn cán bộ vượt qua những đoạn đường nguy hiểm. Thu đã sống xứng đáng với người cha anh hùng của mình.
Với việc xây dựng nhân vật bé Thu với những tính cách, tâm tư tình cảm đã khiến người đọc thêm xúc động về tình phụ tử, tình cảm thiêng liêng nhất. Qua đó, tác giả còn muốn lên án, tố cáo chiến tranh đã khiến cho nhiều gia đình rơi vào cảnh nước mất nhà tan.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK