Có `5` phương châm hội thoại (PCHT) chính gồm:
`1.` Phương chân về lượng:
Khái niệm: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp , không thiếu, không thừa.
VD: HỎI THĂM SƯ
Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường, anh thân mật hỏi thăm:
– A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi?
Sư đáp:
– Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi chuyện mấy con. – Thế sư ông già đi có chết không?
– Ai già lại chẳng chết!
– Thế sau này lấy đâu ra sư con?
`⇒` Những câu nói: "Được mấy cháu rồi? ; Thế sư ông già đi có chết không? ; Thế sau này lấy đâu ra sư con?" là lượng thông tin dư thừa, không cần thiết.
`2.` Phương châm về chất:
Khái niệm: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
VD: TRỨNG VỊT MUỐI
Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi anh:
– Cùng là trứng vịt sao quả này lại mặn nhỉ?
– Chú hỏi thế người ta cười cho đấy. – Người anh bảo. – Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.
– Thế trứng vịt muối ở đâu ra?
Người anh ra vẻ thông thạo, bảo:
– Chú mày kém thật! Có thế mà cũng không biết. Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao.
`⇒` Câu trả lời của người anh: "Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao." là hoàn toàn không có bằng chứng xác thực.
`3.` Phương châm quan hệ:
Khái niệm: Khi giao tiếp, cần nói đúng về đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
VD: AI TÌM RA CHÂU MĨ?
Trong giờ học Địa lí, thầy giáo gọi Hà lên bảng chỉ bản đổ:
– Em hãy chỉ đâu là châu Mĩ.
– Thưa thầy đây ạ! – Hà chỉ trên bản đồ.
– Tốt lắm! Thế bây giờ trò Bi hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mĩ?
– Thưa thầy, bạn Hà ạ!
`⇒` Yêu cầu mà thầy muốn Bi trả lời là: Ông Cô-lôm-bô. Bi nói: "Bạn Hà" là không đúng vào đề tài giao tiếp.
`4.` Phương chân cách thức:
Khái niệm: Khi giao tiếp cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.
VD:
Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:
– Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
Lão cười nhạt bảo:
– Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy ... Thế nào rồi cũng xong.
`⇒` Câu nói của lão Hạc: "Thế nào rồi cũng xong" còn mơ hồ.
`5.` Phương châm lịch sự:
Khái niệm: Khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.
VD:
Trong ngày lễ cưới của hai vợ chồng có mời những người bạn đến dự. Một trong những người đến dự bên nhà trai nói rằng: "cô dâu thật xấu".
`⇒` Các biện pháp liên quan trực tiếp đến phương chân lịch sự trong hội thoại là: " Nói giảm, Nói tránh". `⇒` Khi nói một người có ngoại hình xấu, ta nên nói: " cô ấy không đẹp lắm".
* Việc không tuân thủ các PCHT có thể bắt nguồn từ các nguyên nhâu sau:
`+` Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
`+` Người nói phải ưu tiên cho một PCHT hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
`+` Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Các phương châm hội thoại và ví dụ:
+ Phương châm về lượng ( nói không htuwaf không thiếu đáp ứng đủ thông tin cho cuộc hội thoại )
Vd : Nam :" Na mấy tuổi rồi"
Na:" Sinh nhật hôm bữa của em vui lắm, cả gia đình em đi ăn và đi chơi ở siêu thị,.........."
=> Vi phạm phương châm về lượng ( trả lời vòng vo không đúng trọng tâm"
+ Phương châm về chất ( sự thật)
Vd : Com chim biết bơi
=> Vi phạm phương châm về chất ( không phải sự thật )
+ phương châm quan hệ ( nói và trọng tâm, không lạc đề )
Vd: Mẹ Hoa :" Hôm nay con làm bài được mấy điểm?"
Hoa: " Hôm nay trường con vui lắm mẹ, trên đường đi con gặp "
=> Vi phạm phương châm quan hệ ( nói sang chủ đề khác)
+ Phương châm lịch sự ( phải giữ lịch sự, tế nhị trong lời ăn tiếng nói)
Vd: Mẹ: " con về đi, đi chơi thế đủ rồi"
Con : " Bà là ai tôi không về"
=> Vi phạm phương châm lịch sự ( Ngoi xưng hô chưa phù hợp)
+ Phương châm cách thức ( không nói lan man , ấp úng )
Vd : Cảnh sát : " Chị hãy cho chúng tôi biết hôm qua chị làm gì?"
Hòa :" Tôi đi làm... không tôi ở nhà mới đúng..... không thật ra tôi đi chợ"
=> Vi phạm phương châm cách thức ( nói ko rành mạch )
@@@học tốt nhé !
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK