1A
2B
3D
4.
CÂU 1 : "đêm tháng 5...tối"
⇒ Phản ánh hiện tượng trong tự nhiên: tháng năm ngày dài, đêm ngắn còn tháng mười ngày ngắn, đêm dài
- Bài học kinh nghiệm: Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn, vì vậy, phải chủ động sắp xếp công việc cho hợp lí
CÂU 2: "Mau sao...mưa"
=>Bài học kinh nghiệm: từ sự quan sát của người xưa về những vì sao để dự báo thười tiết, qua đó khuyên con người cần phải chủ động sắp xếp công việc để tránh rủi ro
CÂU 3: "Ráng ... giữ"
- Nội dung: Khi trên trời có ráng có màu sắc mỡ gà thường là lúc sắp có bão. Vì vậy, dự báo bão để chủ động giữ gìn nhà cửa
- Kinh nghiệm này của nhân dân ta vẫn còn đến ngày nay, tuy nhiên đã ít được sử dụng đến
câu 4: Nội dung: Vào tháng bảy, khi kiến bò ra khỏi tổ thường có lũ lụt, vì vậy cần dự báo lũ lụt để chủ động phòng tránh, hạn chế rủi ro, thiệt hại
câu 5:
⇒ Đề cao giá trị của đất
- Một tấc đất có giá trị bằng hoặc hơn một tấc vàng, vì vậy con người cần phải biết quý trọng, nâng niu đất. Đồng thời, phê phán những người lãng phí đất đai.
CÂU 6:
- Nội dung:
+ Nghề đem lại giá trị vật chất, lợi ích kinh tế nhiều nhất cho con người là nuôi cá, sau đó là làm vườn và cuối cùng là làm ruộng
+ Câu tục ngữ giúp con người biết lựa chọn hình thức canh tác và dựa vào điều kiện tự nhiên để sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất
Câu 7:
- Nội dung:
+ Trong sản xuất nông nghiệp, bốn yếu tố nước, phân, sự chăm chỉ, chịu khó và giống đều rất quan trọng, giữa chúng có mối quan hệ mật thiệt với nhau. Trong đó, nước là yếu tố quan trọng nhất, tiếp đó là phân, sự chăm chỉ và cuối cùng là giống
+ Khuyên con người ta trong lao động sản xuất cần đảm bảo bốn yếu tố nếu trên để mùa màng bội thu
Câu 8: Nội dung: Thời vụ và đất đai là hai yếu tố quan trọng với nhà nông, trong đó thời vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy, người lao động cần chọn thời vụ canh tác phù hợp
5.
- Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
- Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to
- Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
- Rét tháng ba, bà già chết cóng
6.
- Ý nghĩa : khoảng thời gian trong ca dao nước ta thường tính theo âm lịch, theo câu ca dao này thì vào khoảng tháng 5 âm lịch (tức khoảng tháng 6-7 dương lịch) có đêm ngắn và ngày dài. Còn vào khoảng tháng 10 âm lịch (tức khoảng tháng 11-12 dương lịch) có đêm dài và ngày ngắn hơn. Đây chính là hiện tượng ngày - đêm dài ngắn khác nhau do sự chuyển động quanh Mặt Trời cùa Trái Đất gây ra.
- Câu tục ngữ này đúng trong trường hợp ở bán cầu Bắc, ở bán cầu Nam thì ngược lại, ở Việt Nam thể hiện rõ hơn ở miền Bắc do cỏ vĩ độ cao hơn.
-Vận dụng: bố trí lịch trình công việc sao cho hợp lý, sắp xếp thời gian một cách phù hợp với những tháng ngày dài đêm ngắn, ngày ngắn đêm dài nhất là ở nông thôn.
7. “Tấc” chính là một đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta trước kia. Ta phải hiểu được rằng từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Đó có thể là một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị khác đó là “tấc vàng”. Nhân dân ta thật tinh tế khi đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, đã lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lý đó chính là đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị thật là đặc biệt. Câu tục ngữ dường như vẫn còn mang một hàm nghĩa, đó chính là đã khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.
-Vận dụng: Có chính sách quy hoạch đất hợp lý.
8.
-Đặc điểm của cách diễn đạt tục ngữ khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu là: ngắn gọn, có vần điệu, cô đọng, súc tích, từ ngữ gần giũ giản dị.
9.
Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền
Đây là bài học về lao động, muốn lao động cũng phải chọn nghề để làm, câu tục ngữ đến nay vẫn chưa hết giá trị. thứ nhất là “Nhất canh trì” tức là nghề nuôi cá. Không phải là làm ruộng hay trồng trọt, nghề nuôi cá đem lại cho người nông dân lợi nhuận cao nhất mà không tốn nhiều sức lực. Chỉ cần có một cái ao để thả cá, đi chọn những giống cá mới đem lại nhiều năng suất là người nông dân đã có thể thu hoạch. Không cần phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, người nông dân bớt đi được phần nào vất vả. Những nghề trồng rau gặt lúa, đôi khi còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhưng nuôi cá thì việc bị tổn hao là rất ít. Kinh nghiệm thứ hai là “nhị canh viên”, tức là nghề trồng trọt. Trồng những loại cây như cây ăn quả, cây công nghiệp cũng luôn đem lại cho người nông dân lợi nhuận lớn. Bởi chúng ta có được sự hậu thuẫn từ thiên nhiên với khí hậu nhiệt đới bốn mùa luân chuyển, mỗi mùa lại một thức quả. Có điều muốn giữ cho cây trái được đến ngày thu hoạch, lại cần người nông dân phải chịu khó chăm bón, phải tự đúc rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình. Có như vậy, hoa trái mới không bị phá hoại. Cuối cùng, chúng ta vẫn không thể không nhắc đến “canh điền”. Việt Nam chúng ta vốn có nền văn minh lúa nước lâu đời, dù xã hội có phát triển đến đâu, ta vẫn giữ lại một góc nhỏ cho nghề làm nông ấy. Bởi chỉ có cây lúa hạt gạo mới nuôi sống được con người, và đức tính của người Việt lại là cần cù chăm chỉ. Nhưng trồng lúa, người nông dân phải chịu nhiều vất vả, lợi nhuận có khi không được như mong muốn. Bão lũ hay hạn hán đi qua, lại quét sạch công sức của người lao động. Bởi vậy mà trồng lúa cũng chỉ được xếp thứ ba.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK