Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Bài 2: Phân tích cấu tạo các câu sau, cho...

Bài 2: Phân tích cấu tạo các câu sau, cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép. a. Nuôi ý chí khôi phục non sông, Lương Ngọc Quyến tìm đường sang Nhật Bản họ

Câu hỏi :

Giúp mình với! Mình cảm ơn các bạn nhìu! 🥰🥰🥰🥰

image

Lời giải 1 :

Phân tích:

a.

"Nuôi ý chí khôi phục non sông, Lương Ngọc Quyến tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi qua Trung Quốc tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp."

- Chủ ngữ 1: Lương Ngọc Quyến

- Vị ngữ 1: tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi

- Vị ngữ 2: qua Trung Quốc tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp.

=> Câu đơn.

b.

" Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi."

- Chủ ngữ 1: Lương Ngọc Quyến

- Vị ngữ 1: hi sinh 

- Chủ ngữ 2: tấm lòng trung với nước của ông

- Vị ngữ 2: còn sáng mãi. 

=> Câu ghép.

c.

"Trên các trăng rộng và chung quanh những lùm cây thấp mọc theo các lạch nước, ta có thể nghe thấy tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh."

- Trạng ngữ: Trên các trăng rộng và chung quanh những lùm cây thấp mọc theo các lạch nước,

- Chủ ngữ: ta

- Vị ngữ: có thể nghe thấy tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh.

=> Câu đơn.

d. 

"Mưa rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa."

- Chủ ngữ 1: Mưa rào

- Vị ngữ 1: trên sân gạch,

- Chủ ngữ 2: mưa

- Vị ngữ 2: đồm độp trên phên nứa.

=> Câu ghép.

Thảo luận

Lời giải 2 :

a. Nuôi ý chí khôi phục nôn sông, Lương Ngọc Quyến tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi qua Trung Quốc tập hợp lực lượng chống thức dân Pháp. 

+ Chủ ngữ: Lương Ngọc Quyến

+ Vị ngữ 1: Nuôi ý chí khôi phục nôn sông

+ Vị ngữ 2: tìm đường sang Nhật Bản học quân sự

+ Vị ngữ 3: rồi qua Trung Quốc tập hợp lực lượng chống thức dân Pháp. 

→ Chúng thuộc câu đơn.

b. Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.

+ Chủ ngữ 1: Lương Ngọc Quyến

+ Vị ngữ 1: hi sinh

+ Chủ ngữ 2: tấm lòng trung với nước của ông 

+ Quan hệ từ: "nhưng" (biểu thị quan hệ tương phản).

→ Chúng thuộc câu ghép.

c. Trên các tràng ruộng và chung quanh những lùm cây thấp mọc theo các lạch nước, ta có thể nghe thấy tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loài côn trùng có cánh.

+ Trạng ngữ: Trên các tràng ruộng và chung quanh những lùm cây thấp mọc theo các lạch nước

+ Chủ ngữ : ta

+ Vị ngữ: có thể nghe thấy tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loài côn trùng có cánh.

→ Chúng thuộc câu đơn.

d. Mưa rào trên sân gạch, mưa lộp độp trên phên nứa.

+ Chủ ngữ 1: Mưa

+ Vị ngữ 1: rào trên sân gạch

+ Chủ ngữ 2: mưa

+ Vị ngữ 2: lộp độp trên phên nứa.

→ Chúng thuộc câu ghép.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK