Mở bài: giới thiệu vấn đề
-Chiếc lược ngà của NQS viết về chiến tranh, nhưng lại là câu chuyện éo le và cảm động về tình cha con ông Sáu và bé Thu.
*Thân bài:
-Hoàn cảnh của ông Sáu: đ kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Chưa một lần về thăm nhà và chưa biết mặt con
-Sau tám năm xa cách, ông được trở về nhà nghỉ phép. Nhưng trớ trêu thay bé Thu không chịu cha. Ông Sáu buồn và đau đớn vô cùng.Bé Thu nhận ra cha thì ông Sáu phải quay lại khu căn cứ
=> Đó là một cảnh ngộ éo le, sự mất mát của một trẻ thơ trong chiến tranh.
-Tình cha con sâu nặng
+) Ông Sáu nôn nao, vui sướng vì được về thăm con ( d/c)
+)Trong những ngày ở nhà, ông chẳng đi đâu, chỉ muốn gần con, nghe con gọi tiếng '' ba''
+)Gắp thức ăn cho con và bị từ chối một cách vô lễ -> tức giận đánh con và ân hận mãi
+)Lúc chia tay con, ông xúc đọng trào nước mắt. Vẫn chờ con gọi tiếng cha.
+)Ở khu căn cứ, luôn nhớ thương và gọi tên con.Dành thời gian làm chiếc lược ngà cho đứa con gái bé bỏng.
+)Khi bị thương, ông cố gắng trao cho đồng đội cây lược về cho con rồi mới yên lòng ra đi
=> Tình yêu thương của một người cha chiến trường thật sâu đậm, thiết tha.
- Bé Thu:
+) Biểu hiện khi đột ngột nhận cha ( ngơ ngác, mặt tái mét, thét lên...)
+)Lạnh lùng, thờ ơ trước sự quan tâm của cha
+) Được bà ngoại giải thích, nó hiểu và day dứt ( Trằn trọc không ngủ, thở dài như người lớn...)
+) Lúc ông Sáu sắp đi, tình cha con trỗi dậy mãnh liệt ( d/c)
=> Thu không nhận ba vì trong lòng em chỉ có một người ba duy nhất trong tấm hình chụp chung với má. Khi biết cha mình là một người lính, em luôn tự hào, hãnh diện.
=> Tình yêu thương cha sâu sắc và cảm động.
* Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Tình cảm ông Sáu dành cho con sâu nặng bao nhiêu, tình cảm Thu dành cho ba cũng nồng nàn bỏng cháy bấy nhiêu.Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết sẹo trên mặt ba. Bức ảnh cha cô mà cô khắc ghi bấy lâu trong tâm khảm không có vết thẹo trên mặt như ông Sáu - người cứ nhận mình là cha bé! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt con người ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì. ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.Đến lượt mình, Thu cũng đáp lại tình cảm của ba một cách cảm động. Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết sẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó. Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ cùa con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa." Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a…ba!". Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK