Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu tổ chức...

Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu tổ chức theo lập luận tổng-phân-hợp để chỉ rõ cảm xúc của tác giả Viễn Phương trong khổ thơ sau:

Câu hỏi :

Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu tổ chức theo lập luận tổng-phân-hợp để chỉ rõ cảm xúc của tác giả Viễn Phương trong khổ thơ sau: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/ Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền/ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một câu ghép.Gạch chân phương tiện được dùng làm phép thế và câu ghép,ghi rõ trong chú thích!

Lời giải 1 :

             Khổ thơ thứ 3 trong bài thơ " Viếng lăng Bác" của Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc đau xót, nuối tiếc của nhà thơ khi đứng bên linh cửu của Bác(1). Đến bên linh cửu của Bác, nhà thơ như muốn tin rằng: Bác vẫn còn sống bên chúng ta, Bác chỉ đang chìm đắm giấc ngủ sau những tháng năm dài chiến đấu để dành lấy độc lập- tự do cho Tổ quốc(2). Hình ảnh" vầng trăng sáng dịu hiền" đã gợi lên tưởng đến tấm lòng bao dung mà cao thượng trong tâm hồn Bác(3). Nó như cô đúc vẻ đẹp thanh cao, đồng thời nói lên sự hài hòa vốn có của Bác lúc sinh thời(4). Bác như trời xanh mặc dù đã ra đi mãi mãi nhưng những con người Việt Nam luôn ở bên Bác, luôn hướng vào vị cha già của dân tộc(5). Tình cảm mãnh liệt dường như vượt lên ý nghĩa biểu tượng thông thường của hình ảnh tạo nên sự kết nối ngầm của tứ thơ(6). Và cuối cùng, nhà thơ đã thốt lên: " Mà sao nghe nhói ở trong tim"(7). Càng nhận ra sự bất tử của Bác thì nỗi  đau mất Bác càng trở nên xót xa, nhức nhối(8). Từ "nhói" đã diễn tả được chiều sâu của nỗi đau ấy trong trái tim đang thổn thức của nhà thơ(9). Đó cũng là sự giãi bày rất chân thực tình cảm kính yêu của tác giả cũng như toàn thể người dân Việt Nam trước di hài của Người(10). Những câu đó đã được người con miền Nam- Viễn Phương cất lên từ trái tim hết sức chân thành và mãnh liệt(11).

* Phép thế ở câu 5, thay thế Bác bằng " vị cha già của dân tộc"

* Câu ghép là câu 5

Thảo luận

Lời giải 2 :

          “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

            Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

      Bác đã vĩnh viễn đi xa nhưng Viễn Phương vẫn viết “giấc ngủ bình yên” để làm dịu vợi đi nỗi đau mất Bác. Nhà thơ không dám nhìn vào và cũng không dám nhắc đến sự thật đau đớn ấy. Cụm từ “giấc ngủ bình vẻn” đồng thời thể hiện được vẻ đẹp yên bình, thánh thiện của hình hài Bác nằm trong lăng. Đó là cơ sở để nhà thơ tiếp tục thể hiện tấm lòng thương yêu của mình đối với Bác: “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”. Hình ảnh thơ vừa thể hiện sự êm đềm, thanh thản trong “giấc ngủ” của Bác vừa khẳng định một chân lí: Bác thật gần chúng ta, như vầng trăng hiền hoà, dịu mát vậy. Cùng với việc ngầm so sánh Bác với hình ảnh mặt trời trong khổ thơ trước đó (trong câu thơ “Thấy môt măt trời trong lăng rất đỏ”) hai câu thơ trên còn khẳng định một điều Bác thật thiêng liêng: Bác vĩ đại như mặt trời nhưng cũng gần gũi và giản dị biết bao nhiêu, “Người là Cha, là Bác, là Anh” của lớp lớp các thế hệ người Việt. Nhưng hình ảnh Bác càng lớn lao, càng “dịu hiền” bao nhiêu, nhà thơ càng không nén nổi cảm xúc bấy nhiêu: vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

       Trời xanh và cũng là Bác Hồ vô vàn yêu kính. Vẫn biết Người bất tử cùng non nước nhưng có một sự thật là Bác đã mãi mãi đi xa, dân tộc Việt Nam không thể có Bác lần thứ hai trong đời… Khổ thơ tuy ngắn nhưng đã thay lời tác giả diễn tả cảm động tình yêu mến Bác chân thành, sự nghẹn ngào đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK