Nói về người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là phải nhớ ngay đến những người có rất nhiều phẩm chất quý giá nhưng lại có số phận bất hạnh. Trước hết, họ là những người "tài sắc vẹn toàn". Như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đã dùng ngòi bút của mình để ca ngợi cốt cách thanh tao cùng vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" của Thúy Kiều. Hay trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, ta đã bắt gặp một nàng Vũ Nương yêu kiều, mỹ lệ, được nhiều người theo đuổi. Tài sắc là thế nhưng họ lại là những người "hồng nhan bạc phận". Họ bị chà đạp đến tột cùng, sống không bằng chết. Họ phải đi tha hương, cầu thực. Cuộc đời, số phận của họ như những bánh trôi nước, lúc chìm lúc nổi. Hơn hết, sáng lên trong mắt người đọc còn là phẩm chất cap quý của họ. Dù bị chà đạp nhưng người con gái trong xã hội xưa không bao giờ đánh mất đi vẻ đẹp trong sáng của mình. Thật vậy, người phụ nữ xưa đã phải sống trong một cuộc sống thống khổ như vậy. Càng thương xót họ bao nhiêu, càng căm thù bọn phong kiến đã triệt đường sống của nhiều kiếp người.
Người phụ nữ trong thời phong kiến xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ xinh đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt. Ở Vũ Nương, nàng "thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi lấy Trương Sinh, biết chàng có tính hay ghen nên nàng "cũng giữ gìn khuôn phép, chưa từng lúc nào để vợ chồng xảy ra thất hòa". Nàng luôn một lòng, một dạ quý chồng thương con nên khi chàng Trương đi lính, nàng “không mong được đeo ấn phong hầu, chỉ cần ngày về được mang theo hai chữ bình yên”. Có thể thấy, nàng là người con gái hiền lành, chất phác, cưới chàng Trương, nàng không hề mong danh lợi hay vinh hoa, phú quý mà chỉ vì một mong ước rất bình thường mà người phụ nữ nào cũng muốn "thú vui nghi gia, nghi thất". Khi chàng Trương đi lính, Vũ Nương một mình nuôi con, hết lòng chăm lo cho mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Lúc mẹ chồng bị bệnh, nàng đã hết mực chăm sóc, rồi khi bà mất, nàng làm ma chay, tế lễ chu đáo, nuôi con khôn lớn chờ đợi ngày Trương Sinh trở về. Đó là những nét đẹp về ngoại hình và cả trong tâm hồn của người phụ nữ xưa. Và đặc biệt phải kể đến cả Thúy kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn. Khi cha bị nghi oan, không có tiền để cứu cha, nàng đã bán mình chuộc cha dù đã có lời thề non hẹn biển với Kim Trọng. Từ đó, nàng đã không biết bao nhiêu lần rơi vào tay của những tên bán người như Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh…lừa gạt. Ở nơi đất khách quê người, bị đẩy vào những chốn lầu xanh, nàng vẫn lo nghĩ cho Kim Trọng, cho cha mẹ mình hơn cả bản thân.
ĐÂY LÀ MK VIẾT QUA NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG CỦA TRUYỆN KIỀU NGUYỄN DU
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK