Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Gốc phượng không biết đã có tự bao giờ. Em chỉ biết, ngày đầu tiên theo chân mẹ đến trường là em đã thấy nó đứng sừng sững ngay trước cổng với dáng uy nghi, trông giống như một bác bảo vệ chăm chỉ, lúc nào cũng tập trung canh gác cổng trường một cách khẩn trương. Gốc phượng sần sùi, ước chừng cả hai bạn học sinh ôm mới giáp. Từ mặt đất đổ lên ngọn khoảng hai mét, thân cây phân ra thành nhiều cành, nhánh. Lá phượng hao hao giống lá me nhưng to hơn một chút có một màu xanh lặc lìa, trông mát mắt, chen chút với nhau tạo thành một tán lá rộng lớn giống như một cây dù thiên nhiên khổng lồ, che mát cả một góc sân, trước cổng trường. Dưới gốc phượng này, không biết đã qua bao nhiêu ngày, bao nhiêu lần chúng em đứng chờ mẹ đón và nô đùa với nhau mà không sợ bị nắng...Nhưng lúc em thích nhất, cũng là lúc em buồn nhất là khi tiếng ve ngân nga rãi rác khắp sân trường. Em có cảm giác, cây phượng từ từ trở mình cho ra những chùm hoa đỏ thắm lác đác trên cây. Lúc này cũng là lúc chúng em miệt mài học tập để chuẩn bị cho kì thì cuối học kì. Vừa thi xong thì tiếng ve cũng rộ lên giòn giã liên hồi, thật kỳ diệu cây dù thiên nhiên ấy như được khoác trên mình một màu đỏ rực rỡ của những chùm phượng vĩ. Lúc đó cũng là lúc chúng em tạm chia tay gốc phượng, mái trường để nghỉ hè.
Ôi! Tuyệt làm sao gốc cổ thụ trước cổng trường. Mai này lớn lên buộc phải rời xa. Chắc chắn, gốc phượng, sân trường sẽ là một kỉ niệm khó phai trong đời học sinh của chúng em. Em ước mong sao, năm hay mười năm nữa có dịp được trở lại trường, gốc phượng ấy vẫn luôn xanh tươi và phát triển tốt hơn bây giờ, để chúng em có một chút ít kỉ niệm ôn lại thời thơ ấu.
chúc bn hok giỏi nhoa
Quê hương mỗi người đều có những vẻ đẹp riêng, những cảnh vật riêng. Quê hương en gắn liền với bến nước, sân đình,…đặc biệt là cây đa cổ thụ đầu làng. Cây đa ấy giống như là linh hồn của cả ngôi làng của em vậy.
Cây đa to lắm, rễ cây ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc, trồi cả lên trên mặt đất. Xung quanh gốc có hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Thân cây phải ba, bốn người lớn ôm mới xuể. Thân cây không trơn mịn và bằng phẳng như nhiều loại cây khác, nó có nhiều cục u nổi lên nhuốm màu năm tháng. Những cục u đó chứng minh cho một sức sống bền bỉ và mãnh liệt đã ngự trị ở loài cây này suốt mấy trăm năm, để rồi biến cây thành người bảo vệ khổng lồ, ngày đêm canh gác cho ngôi miếu nhỏ nằm cạnh, cho cả ngôi làng thân yêu của em. Từ thân mọc ra những cành cây to, nhỏ khác nhau, vươn ra tứ phía để đón ánh nắng mặt trời.
Trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt mo mà bà em vẫn quạt. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó có thể rơi rụng khi gió thổi qua. Từng tầng tán lá tạo thành chiếc ô xanh khổng lồ, che nắng che mưa cho cả dân làng. Vào những ngày hè, ông mặt trời ban phát những tia nắng vàng ươm như rót mật, len lỏi qua kẽ lá, chiếu xuống mặt đất như những đốm sáng nhỏ li ti.
Cây đa như người ông hiền từ, chứng kiến bao buồn vui của chúng em. Dưới gốc đa đầu làng, bọn trẻ quê chơi những trò chơi lý thú và bổ ích như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm, thả diều. Những cánh diều chấp chới bay cao, tiếng sáo diều vi vu trong gió, ngân lên khúc hát bất tận. Chơi chán, chúng em túm năm tụm ba ngồi lên rễ cây, lấy lá đa đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo… Thế là đã có một “con trâu lá đa”, cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ… nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao.
Cây đa cổ thụ là hình ảnh quen thuộc và rất gần gũi với trẻ con chúng em, chúng em rất yêu cây đa ấy, vì đó là nơi chúng nó đuợc vui cuời, nô đùa và lớn lên bên nhau. Cho dù sau này có đi xa đến đâu, em vẫn sẽ luôn nghĩ đến thời con thơ dại ấy bên gốc đa cổ thụ.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK