Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng:
Nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.
Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
Diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Chất xúc tác: chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng giữ nguyên sau khi phản ứng kết thúc.
Giải thích:
a. Nhiệt độ cao làm chậm quá trình phân hủy của thức ăn.
b. Men là chất xúc tác giúp tinh bột mau nở.
c. Nghiền nguyên liệu giúp diện tích bề mặt tăng, nguyên liệu được nung đều và tốc độ nung tăng.
d. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao thì tốc độ phản ứng tăng nhanh, nhanh có được vôi sống.
e. Không khí nén tạo áp suất, khi tăng áp suất tốc độ phản ứng tăng, công việc diễn ra nhanh hơn.
f. Để diện tích tiếp xúc của than với không khí tăng, khi đốt dễ cháy và cháy đều.
g. Vì trong nồi áp suất có áp suất cao, thức ăn nhờ có áp suất nên nhanh chín hơn so với nấu nồi thường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nhiệt độ, áp suất, xúc tác, diện tích tiếp xúc, thể tích.
a, Nhiệt độ trong tủ lạnh thấp nên các quá trình phân huỷ, lên men thức ăn bởi vi khuẩn khó xảy ra hơn, thức ăn tươi lâu hơn.
b, Men là chất xúc tác để lên men tinh bột thành rượu, làm tăng tốc độ phản ứng.
c, Nguyên liệu nghiền càng nhỏ, diện tích tiếp xúc càng lớn nên tốc độ phản ứng càng lớn.
d, Nhiệt độ cao làm tốc độ phản ứng phân huỷ đá vôi lớn hơn.
e, Nén không khí nóng để đốt than cốc vì áp suất khí lớn, nhiệt độ khí cao làm tăng tốc độ phản ứng.
f, Lỗ nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc của than và không khí, làm tăng tốc độ phản ứng.
g, Áp suất trong nồi áp suất lớn hơn nồi thường nên các phản ứng hoá học bên trong xảy ra nhanh, thức ăn chín nhanh.
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK