Trang chủ Hóa Học Lớp 8 1.Hòa tan và đun nóng kali pemanganat -Tên thí nghiệm...

1.Hòa tan và đun nóng kali pemanganat -Tên thí nghiệm -cách tiến hành -hiện tượng -chú thích kết luận 2.Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit -Tên thí ngh

Câu hỏi :

1.Hòa tan và đun nóng kali pemanganat -Tên thí nghiệm -cách tiến hành -hiện tượng -chú thích kết luận 2.Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit -Tên thí nghiệm -cách tiến hành -hiện tượng -chú thích kết luận

Lời giải 1 :

1. Hòa tan và đun nóng kali pemanganat:

* Tên thí nghiệm: Nhiệt phân $KMnO_4$

Cách tiến hành:

- Lấy một lượng (khoảng 0,5 gam) thuốc tím, đem chia thành hai phần:

Phần 1: Hòa tan vào nước đựng trong ống nghiệm (1).

Phần 2: Cho chất rắn vào ống nghiệm (2) rồi đun nóng.

+ Đem que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que bùng cháy thì tiếp tục đun.

+ Khi nào que đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm.

+ Đổ nước vào, lắc đều.

Hiện tượng:

- Ống nghiệm (1): Chất rắn dễ dàng tan nhanh tạo dung dịch màu hồng tím.

- Ống nghiệm (2): Ban đầu xuất hiện màu của dung dịch nhạt hơn ống nghiệm (1), còn phần chất rắn màu đen không tan.

Kết luận:

- Ở ống nghiệm (1) xảy ra hiện tượng vật lý, kali pemanganat tan, không có phản ứng hóa học xảy ra.

- Ở ống nghiệm (2) xảy ra hiện tượng hóa học, có phản ứng hóa học xảy ra.

Phương trình chữ: Kali pemanganat  → Kali manganat + manganđioxit +oxi

2. Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit

* Tên thí nghiệm: Khí cacbonic tác dụng với dung dịch canxi hidroxit

Cách tiến hành: 

- Dùng đũa thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hidroxit).

Hiện tượng:

- Ống nghiệm (1): Không hiện tượng.

- Ống nghiệm (2): Ban đầu xuất hiện chất rắn, màu trắng. Tiếp tục sục thổi mãi thấy chất rắn tan dần tạo dung dịch trong suốt.

Kết luận: 

- Ống nghiệm (1) không có phản ứng hóa học xảy ra.

- Ống nghiệm (2) xảy ra phản ứng hóa học.

Phương trình chữ: khí cacbonic + canxihidroxit → canxi cacbonat + nước

*Tên thí nghiệm: dung dịch natri cacbonat tác dụng với dung dịch canxi hidroxit:

Cách tiến hành: 

- Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong.

Hiện tượng:

- Ống nghiệm (1): không hiện tượng.

- Ống nghiệm (2): xuất hiện chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.

Kết luận:

- Ống nghiệm (1): không xảy ra phản ứng hóa học

- Ống nghiệm (2) xảy ra hiện tượng hóa học.

Phương trình chữ: natri cacbonat + canxi hidroxit → canxi cacbonat + natri hidroxit.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1)

Tên thí nghiệm: Điều chế khí oxi trong phòng thì nghiệm

Cách tiến hành: Cho KMnO4 vào ống nghiệm, dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm rồi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm.

Hiện tượng:  khí oxi được sinh ra

2KMnO4->K2MnO4+MnO2+O2

2)

Tên thí nghiệm: Cho CO2 tác dụng với Ca(OH)2

Cách tiến hành: sục khí CO2 vào dd Ca(OH)2

Hiện tượng: có vẩn đục xuất hiện

Ca(OH)2+CO2->CaCO3+H2O

 

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK