Bài học về sự tiết kiệm
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khỏe Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khỏe Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.
Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Em có thể tham khảo!
Bác chỉ muốn các cháu được học hành
Sau khi quân Pháp rút khỏi Hà Nội, trên đường công tác, Hồ Cgur tịch ghé thăm một làng nhỏ, nguyên là làng nằm trong vùng du lích của nước ta. Đồng bào, già trẻ, trai gái ùa ra đón bác. Bác hỏi thăm, trò chuyện với mọi người và chia kẹo cho các cháu nhỏ.
Một cháu gái chừng năm, sáu tuổi, tay cầm kẹo, đứng nhìn bác không chớp mắt. Bác âu yếm, bảo:
- Cháu ăn kẹo đi
-Cháu để phần mẹ cháu.
Một cán bộ cùng đi với Bác liền lấy thêm một phần kẹo trao cho cháu, và nói
-Cháu ăn phần kẹo này, còn phần kia dành cho mẹ
Cháu bẽ vẫn không ăn và trân trân nhìn bác. Bác lại nhắc:
-Cháu ăn kẹo đi
-Cháu chờ mẹ cháu cùng ăn ạ
Nghe cháu nói dễ thương, Bác Hồ cúi xướng vuốt tóc cháu , hỏi:
-Cháu tên là gì?
-Mẹ cháu gọi cháu là Chiến
Bác gật đầu nhắc lại
-Tên cháu là Chiến?
-Mẹ cháu bảo phải đuổi hết giặc đi mới sống được nên gọi cháu là Chiến
Bác kéo cháu vào lòng. Một cụ già trong làng bèn kể cho Bác nghe tình cảnh của gia đình chau. Ông cháu bị Pháp bắt đi phu, Không trở về. Bố cháu vị giặc Pháp giết khi cháu vừa ra đời. Mẹ cháu vừa sản xuất nông nghiệp, vừa nuôi con, vừa tham gia đánh giặc, vì vậy cháu rất quý mẹ
Bác Hồ xúc động, khuyên bà con chăm sóc các cháu và gia đình thương binh, liệt sĩ
-Bắc ơi, cháu lớn lên còn giặc để đánh không?
Bác cúi xuống, thơm lên trán cháu, nhẹ nhàng nói:
-Bác chỉ muốn các cháu được học hành, lớn lên xây dựng đất nước
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK