Em tham khảo!
Dạng $1$: Tính số mol dựa vào PTHH:
$\bullet$ VD: Cho $2,7g$ $Al$ tác dụng với $O_2$ thu được $Al_2O_3$. Tính khối lượng nhôm Oxit tạo thành
$+)$ Bước 1) Viết PTHH:
$4Al+3O_2$ $\xrightarrow{t^o}$ $2Al_2O_3$
$+)$ Bước 2) Chuyển dữ liệu đề cho về số mol
Có $n_{Al}$ $=$ $\dfrac{2,7}{27}$ $=0,1$ mol
$+)$ Bước 3) Dùng quy tắc tam suất/nhân chéo chia ngang để tính số mol
Dựa vào PTHH) $n_{Al_2O_3}$ $=$ $\dfrac{0,1.2}{4}$ $=0,05$ mol
***Ở đây áp dụng quy tắc. Số mol đề cho của $Al$ là $0,1$ mol. Nhân chéo tức nhân cho hệ số của $Al_2O_3$ là $2$ rồi chia ngang là chia cho hệ số của $Al$ là $4$
$+)$ Bước 4) Có được số mol thì tính khối lượng bình thường
$\bullet$ VD2: Cho $4,6g$ $Na$ tác dụng với nước hoàn toàn thu được khí $H_2$. Đem toàn bộ lượng $H_2$ ấy đi khử $CuO$ thu được chất rắn màu đen là $Cu$ và $H_2O$. Tính khối lượng chất rắn tạo thành.
$+)$ Bước 1) Viết PTHH:
1) $2Na+2H_2O$ $\rightarrow$ $2NaOH+H_2$
2) $H_2+CuO$ $\xrightarrow{t^o}$ $Cu+H_2O$
$+)$ Bước 2) Chuyển dữ liệu đề cho về số mol
Có $n_{Na}$ $=$ $\dfrac{4,6}{23}$ $=$ $0,2$ mol
$+)$ Bước 3) Dùng quy tắc tam suất/nhân chéo chia ngang để tính số mol
Dựa vào PTHH 1) $n_{H_2}$ $=$ $\dfrac{0,2.1}{2}$ $=0,1$ mol
Dựa vào PTHH 2) $n_{Cu}$ $=$ $\dfrac{0,1.1}{1}$ $=0,1$ mol
$+)$ Bước 4) Có được số mol thì tính khối lượng bình thường
Dạng $2$: Tính số mol theo ẩn
Vì nếu nói lý thuyết nên em sẽ rất khó hiểu vì thế anh sẽ lấy ví dụ thực tế nhé.
$\bullet$ VD1: Cho $10,5g$ hỗn hợp hai kim loại $Mg,Al$ tác dụng với $HCl$ vừa đủ. Kết thúc thu được $12,32l$ khí $H_2$ (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
$+)$ Bước $1$: Viết PTHH ra:
1) $Mg+2HCl$ $\rightarrow$ $MgCl_2+H_2$
2) $2Al+6HCl$ $\rightarrow$ $2AlCl_3+3H_2$
$+)$ Bước $2$: Chuyển đổi dữ liệu đề cho về số mol
Có $n_{H_2}$ $=$ $\dfrac{12,32}{22,4}$ $=0,55$ mol
$+)$ Bước $3$: Đặt ẩn ($x,y$) là số mol:
Gọi $x,y$ là số mol của $Mg,Al$
$+)$ Bước $4$: Thiết lập quan hệ của $x,y$
Đề cho $m_{Mg}$ $+$ $m_{Al}$ $=10,5g$
Mà $24x+27y=10,5g$
Thêm nữa, tổng số mol ở $2$ PTHH là $0,55$ mol
Dựa vào PTHH 1) $n_{H_2}$ $=$ $n_{Mg}$ $=x$
Dựa vào PTHH 2) $n_{H_2}$ $=$ $1,5n_{Al}$ $=1,5y$
$+)$ Bước $5$: Lập hệ phương trình tính số mol:
Ta có hệ phương trình sau:
$\begin{cases} \text{24x+27y=10,5}\\\text{x+1,5y=0,55}\ \end{cases}$
Giải ra được: $x=0,1$ và $y=0,3$
Có được số mol của $Mg$ là $x$ và số mol của $Al$ là $y$ thì dễ dàng tính được khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
$\bullet$ VD2: Cho $11,9g$ hỗn hợp gồm $Zn,Al$ tan hoàn toàn trong dung dịch $H_2SO_4$ loãng dư thấy có $8,96l$ khí (đktc) thoát ra. Tính khối lượng của từng kim loại $Zn,Al$ ban đầu.
$+)$ Bước $1$: Viết PTHH ra:
1) $Zn+H_2SO_4$ $\rightarrow$ $ZnSO_4+H_2$
2) $2Al+3H_2SO_4$ $\rightarrow$ $Al_2(SO_4)_3+3H_2$
$+)$ Bước $2$: Chuyển đổi dữ liệu đề cho về số mol
Có $n_{H_2}$ $=$ $\dfrac{8,96}{22,4}$ $=0,4$ mol
$+)$ Bước $3$: Đặt ẩn ($x,y$) là số mol:
Gọi $x,y$ là số mol của $Zn,Al$
$+)$ Bước $4$: Thiết lập quan hệ của $x,y$
Đề cho $m_{Zn}$ $+$ $m_{Al}$ $=11,9g$ hay $65x+27y=11,9$
Có tổng số mol của $H_2$ trong $2$ PTHH là $0,4$ mol
Dựa vào PTHH 1) $n_{H_2}$ $=$ $n_{Zn}$ $=x$
Dựa vào PTHH 2) $n_{H_2}$ $=$ $1,5n_{Al}$ $=1,5y$
$+)$ Bước $5$: Lập hệ phương trình tính số mol:
Ta có hệ phương trình sau:
$\begin{cases} \text{65x+27y=11,9}\\\text{x+1,5y=0,4}\ \end{cases}$
Giải ra được: $x=0,1$ và $y=0,2$
Có được số mol của $Zn$ là $x$ và số mol của $Al$ là $y$ thì dễ dàng tính được khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
____________________________________________________________________
Cụ thể cách bấm máy tính giải hệ anh để link ở dưới phần bình luận nhé
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK