Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Câu 1: Đọc đoạn trích sau: ​Đồng bào ta ngày...

Câu 1: Đọc đoạn trích sau: ​Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những ki

Câu hỏi :

Câu 1: Đọc đoạn trích sau: ​Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. ​(Trích Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng) Thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ cú pháp nào? 2. Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên. Cho biết vì sao đó là câu chủ đề. 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong cụm từ “lòng nồng nàn yêu nước”? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. 4. Nét đặc sắc trong cách sử dụng câu của đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của cách diễn đạt đó. Câu 2: Đọc đoạn trích: Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đó là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học cổ đại Hi Lạp A-ri-xtốt đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công. ​Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng, “ngoài trời còn có trời”(cao hơn), “ngoài núi còn có núi”(cao hơn), mình tài giỏi còn có người tài hơn. ​Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có thể thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.​​​​​​​​ (Theo Băng Sơn) Thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào? 3. Theo tác giả, lòng đố kị bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? 4. Lòng đố kị gây nên những tác hại gì?

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK