Hình ảnh thơ hay nhất có lẽ là hình ảnh
"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tảo hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"
Điệp ngữ "muốn làm" được nhắc đi nhắc lại đến ba lần cùng nhịp thơ dồn dập thể hiện khao khát chân thành, tha thiết của tác giả. Muốn làm con chim, đóa hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu, tất cả đều là những sự vật đời thường giản dị, gắn liền với thiên nhiên gần gũi. Muốn làm con chim để để mang tiếng hót vui vẻ đến với Bác, làm đóa hoa để tỏa hương tô điểm cuộc đời, đặc biệt là cây tre gần gũi ẩn dụ cho vẻ đẹp thủy chung, son sắt của người Việt. Hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ được nhấn mạnh với kết cấu đầu cuối tương ứng như một lời thề sắt son của nhà thơ nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung nguyện đi theo con đường của Bác. Mai trở về miền Nam nhưng tấm lòng chân thành đã được gửi lại trọn vẹn nơi lăng Bác. Ba câu thơ khuyết chủ ngữ ấy như là lời thay mặt cho triệu triệu đồng bào Việt Nam bày tỏ cảm xúc thành kính, tha thiết tới lãnh tụ.
Nó đẹp vì nó mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt hơn là nó mang cả ý nghĩa của dân tộc qua câu thơ " muốn làm cây tre trung hiếu chốn này". Tại sao lại là mang ý nghĩa dân tộc?? Ta thấy cây tre đã được nhắc lại hai lần, lần một là ở khổ một và lần 2 là khổ cuối. Ta dễ dàng thấy được khí thế dân tộc của nhân dân ta mãi ko lùi bước "bão táp mưa sa đứng thẳng hàng". Và đó cx là lí do, tác giả muốn làm cây tre trung hiếu để canh giữ "giấc ngủ bình yên" của Bác, ở bên cạnh Bác và tưởng chừng ko muốn rời xa=>hình ảnh đẹp nhất bài theo cá nhân.
( Tự làm 100/100)
~Team IQ vô cực~
Trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương-nhà thơ miền Nam, hình ảnh hàng tre hiện lên vô cùng chân thực và sinh động có nhiều ý nghĩa khác nhau. Thật vậy, hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu tiên được thể hiện ở hai câu thơ "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát/Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam" và ở khổ thơ cuối qua câu "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này". Trong khổ thơ đầu, câu cảm thán của tác giả "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam" như một tiếng reo hân hoan và niềm tự hào về biểu tượng của dân tộc và con người VN: tre VN trồng quanh lăng Bác. Tre VN là hình ảnh ẩn dụ của con người VN qua bao thế hệ với phẩm chất "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng". Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân VN. Những hàng tre xung quanh Bác không chỉ biểu tượng cho dân tộc VN mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho hồn cốt thanh cao của dân tộc VN mãi mãi tồn tại cùng sự bất tử của Bác theo năm tháng. Bác sống mãi cùng sự nghiệp đấu tranh của nhân dân VN. Còn ở khổ thơ cuối, hình ảnh hàng tre được thể hiện qua khát vọng và ước mơ của nhà thơ. Nhà thơ có khát vọng "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này", được hóa thân mình vào những cây tre bình dị xung quanh lăng Bác, để được sống mãi bên Bác, sống mãi với sự nghiệp đấu tranh và dựng xây đất nước của nhân dân VN. Dường như, cây tre chính là biểu tượng của sự vĩnh hằng, bất tử của nhân dân, của dân tộc VN kiên cường, bất khuất mặc cho bom đạn kẻ thù hay những hoàn cảnh khó khăn thế nào. Tóm lại, những hàng tre chính là biểu tượng của con người VN giản dị, thanh cao mà mạnh mẽ suốt chiều dài lịch sử và tượng trưng cho sự bất tử của Bác bên cạnh nhân dân, dân tộc VN mãi mãi.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK