1. Mở bài: giới thiệu về truyền thống đạo lí Uống nước nhờ nguồn
2. Thân bài:
_ giải thích+ nêu biểu hiện
_ ý nghĩa
_ mở rộng vấn đề
3. Kết bài:
Suy nghĩ của bản thân
Bài làm
Cha ông ta từ xa xưa đã để lại cho ta rất nhiều bài học hay có ý nghĩa lớn lao. Một trong số đó chính là truyền thống đạo lí Uống nước nhớ nguồn. Ta phải hiểu như thế nào về câu tục ngữ ấy?
Uống nước nhớ nguồn là lời khuyên dạy con người phải luôn luôn nhớ công ơn của người đã giúp đỡ mình. Đó là truyền thống ân nghĩa, thủy chung. Có thể thấy biểu hiện của truyền thống này qua cuộc sống, qua hành xử của con người. Trong gia đình, đó là ghi nhớ công ơn cha mẹ và luôn hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó, nó còn được thể hiện qua tình cảm yêu quý với thầy cô giáo, với những người đã giúp đỡ mình. Những ngày như thương binh liệt sĩ, những ngày quân đội nhân dân, ngày nhà giáo Việt Nam đều có ý nghĩa vô cùng lớn lao. “Uống nước nhớ nguồn” đâu xa xôi ,đâu khó khăn gì mà luôn gắn bó với cuộc sống con người mỗi ngày.
Uống nước nhớ nguồn có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Nó đã và đang giúp con người có những chiêm nghiệm và nhìn lại quá khứ. Đồng thời, nó khằng định được vẻ đẹp của con người. Khi con người sống mà lãng quên quá khứ, ăn cháo đá bát thì con người ấy không thể nào lớn lên, không thể đạt thành công trong cuộc đời này. Nhờ có sự ghi công quá khữ, sự biết ơn với những người đã giúp đỡ ta mà ta thấy cuộc đời này đẹp hơn, ấm áp hơn. Ta như được tiếp thêm muôn ngàn đọng lực để phấn đấu. Bạn nhớ công ơn của người khác, bạn yêu quý họ sẽ giúp cho người trao đi yêu thương được hạnh phúc và nhân rộng trái tim mình để làm nhiều điều ý nghĩa, lớn lao hơn.
Tuy vậy, thực tế cuộc sống không phải ai cũng sống Uống nước nhớ nguồn. Không ít người trong cuộc đời này sống bằng sự vô cảm. HỌ lãng quên quá khứ, họ không ghi nhận những người đã giúp đỡ mình. Những người mang theo thói ăn cháo đá bát ấy thì liệu có thể vươn mình trong dòng đời rộng lớn này?
Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp mà tất cả chúng ta đều phải trân trọng, biết ơn. Con người khi rèn luyện, khi nhận ra được ý nghĩa của đạo lí này sẽ góp phần hướng tới bản thân cũng như toàn xã hội tới những điều tốt đẹp.
Bài Làm :
Một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta đó chính là "Uống nước nhớ nguồn". Muốn nhắc nhở con người ta sống phải có lòng biết ơn, nhớ ơn tới những người đã tạo ra thành quả cho ta được thừa hưởng. Ta có thể hiểu câu nói này bằng hai nghĩa, nghĩa đen và nghĩ bóng. Nghĩa đen của câu nói này cho ta biết rằng khi uống được những dòng nước mát thì ta phải nhớ tới cuội nguồn của nó, nơi đầu tiên dòng nước được chảy ra. Còn nghĩa bóng cho ta biết "uống nước" chính là thành quả của người khác làm ra cho ta hưởng thụ, còn "nhớ nguồn" là nơi bắt nguồn của những thành quả mà ta đang được thừa hưởng. Qua đây, câu tục ngữ muốn nhắc nhở con người ta phải biết và nhớ ơn tới những người cha ông ta đi trước đã để lại thành quả mà ta đang được hưởng thụ. Trong cuộc sống, đồ ăn ngon, áo đẹp mặc đều do mồ hôi công sức của cha mẹ tạo ra. Ta cần phải biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ. Biết ơn là một đức tính tốt ở con người mà ta cần rèn luyện và phát huy nó một cách tốt nhất. Vậy, ta cần tích cực học tập và lao động để góp phần xây dựng đất nước - điều đó sẽ không làm phụ lòng những người đã đi trước. Còn đối với cha mẹ thì ta cần biết ơn, có hiếu và phải cố gắng học tập thật giỏi, sau này còn phụng dưỡng lại cha mẹ để không làm phụ lòng họ. Tôn trọng và biết cách sử dụng những thành quả mà ta được thừa hưởng. Hãy học tập và làm theo đạo lý biết ơn đó, nhằm giúp cho con người và xã hội, đất nước ngày một tươi đẹp hơn.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK