Khác với phân vô cơ, phân hữu cơ là loại phân chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành từ phân, chất thải gia súc gia cầm, phụ phế phẩm nông nghiệp, phế thải sinh hoạt, rác, phụ phẩm các nhà máy thủy hải sản,… Trong đó, thành phần chất hữu cơ phải đạt 22% trở lên và khoáng phải đạt 15% trở lên.
– Phân bón hữu cơ thông thường có thành phần và tỉ lệ dinh dưỡng không có độ ổn định cao. Đối với loại phân bón này không được sử dụng ngay mà cần qua quá trình khoáng hóa thì cây mới có thể hấp thụ được hiệu quả và an toàn. Bởi thế, việc sử dụng phân bón thông thường có kết quả chậm song giúp đất có thêm độ màu mỡ, phì nhiêu và tơi xốp lý tưởng.
– Phân hữu cơ sau khi được xử lý rất giàu khoáng chất có ích như: axit hữu cơ, peptit, đạm, lân, kali và một số trung – vi lượng.
– Phân hữu cơ có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. Những chất dinh dưỡng trong phân cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khóang hóa cây mới sử dụng được. Vì vậy phân hữu cơ là lọai phân có hiệu quả chậm.
– Thông qua tác động của vi sinh vật, các loại nguyên tố dinh dưỡng được phân giải từ từ để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng xuyên suốt.
– Việc bón phân hữu cơ có thể cải thiện cấu trúc của đất, điều phối nước, phân bón, không khí và nhiệt trong đất, cải thiện độ phì nhiêu của đất và năng suất đất.
2/ Phân loại phân hữu cơ theo quy trình sản xuất2.1 Phân hữu cơ truyền thống
– Phân gia súc, gia cầm: (chất thải của trâu, bò lợn, gà, dê, cừu) các chất thải này được chế biến bằng phương pháp ủ truyền thống. Có chứa các chất dinh dưỡng khoáng đa trung vi lượng, cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất, ổn định kết cấu tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế hạn hán, xói mòn.
– Rác thải sinh hoạt: không phải tất cả rác thải nhà bếp có thể sử dụng để trồng cây được. Các loại rác thải vô cơ như: túi bóng, chai nhựa, lọ thủy tinh … cây trồng không ăn được, nên phải tiến hành loại bỏ chúng. Một số loại rác thải hữu cơ từ nhà bếp như: hoa quả dư thừa hoặc bị hỏng, vỏ trái cây, cuộng rau, vỏ trứng, xương lợn, vỏ trứng… Tùy từng nguồn rác thải nhà bếp của mỗi gia đình mà có các thành phần hữu cơ khác nhau. Vỏ chuối giàu kali, cuộng rau thì rất giàu vitamin, xenluloz … tăng độ mùn cho đất rất tốt
– Phân xanh: là tên gọi chung cho các loại phân hữu cơ làm từ lá cây, cành cây tươi. Phân xanh thường được mọi người chế biến bằng kỹ thuật ủ truyền thống hoặc chôn xuống đất. Ưu điểm nổi bật của phân xanh là giúp bảo vệ và cải tạo đất. Ngoài ra, chúng cũng có thể hạn chế xói mòn.
– Than bùn: Với than bùn, chúng ta không thể dùng trực tiếp để bón cho cây được. Mà thay vào đó, than bùn phải qua chế biến rồi mới được dùng cho cây. Và quá trình chế biến than bùn cũng diễn ra khá phức tạp. Không những vậy, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, phải bón với khối lượng lớn. Cho nên, vừa làm tốn chi phí, vừa tốn thời gian và công sức. Tuy nhiên. chúng lại có ưu điểm là: giúp cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất. Chính vì thế, chúng ta cũng có thể sử dụng loại phân này khi cần thiết.
2.2 Phân chế biến công nghiệp
– Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ. Hàm lượng hữu cơ chiếm từ 15% trở lên, hàm lượng N-P-K ≥ 8%.
– Phân hữu cơ sinh học: Là loại phân chế biến công nghiệp, có nguồn nguyên liệu hữu cơ (đôi khi có thêm than bùn) được xử lý & lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật. Sản phẩm có hàm lượng các axit Humic, Humin hoặc Fulyic hoặc tổng các axit amin, vitamin hay các hợp chất sinh học khác ≥5%.
– Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất. Hàm lượng chất hữu cơ chiếm trên 15%, có ít nhất một vi sinh vật hữu ích có chỉ số một số tế bào từ 1,5 × 106/gr.
– Phân bón khoáng hữu cơ: có chất hữu cơ chiếm từ 5 đến 15%, hàm lượng chất khoáng khoảng 18% trở lên.
– Phân vi sinh vật: phân chứa ít nhất một chủng vi sinh hữu ích. Vi sinh hữu ích có số bào tử sống tối thiểu khoảng 1,5 × 108/gr.
Đọc ngay: Các loại phân bón hữu cơ thông dụng? Ưu và nhược điểm
3/ Công dụng của phân hữu cơ3.1 Dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng
Phân hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ phong phú như axit humic, vitamin, auxin, chất kháng sinh và các hợp chất phân tử nhỏ của nitơ và phốt pho hữu cơ.
Việc bón hữu cơ không chỉ làm tăng sản lượng cây trồng trong vụ hiện tại mà nhìn chung nếu sau năm vẫn thấy hiệu quả thì tác dụng của phân bón là chậm và kéo dài. Vì vậy phân hữu cơ là loại phân bón toàn diện nhất.
3.2 Cải thiện tính chất lý hóa của đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất
Phân chứa nhiều chất hữu cơ, hàm lượng chung khoảng 200g / kg. Chất hữu cơ là cơ sở vật chất quan trọng tạo nên độ phì nhiêu của đất.
Chất mùn do phân hữu cơ tạo thành thông qua quá trình mùn hóa có tác dụng cải tạo tính chất lý hóa của đất. Nó có lợi cho việc cải thiện các tính chất vật lý và hóa học của đất và cải thiện độ phì nhiêu của đất.
3.3 Thúc đẩy các hoạt động của vi sinh vật trong đất
Hệ vi sinh vật đất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất hữu cơ và là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đo mức độ phì nhiêu của đất.
Bón phân hữu cơ một mặt làm tăng số lượng và quần thể vi sinh vật có ích trong đất, mặt khác tạo điều kiện môi trường tốt cho hoạt động của vi sinh vật đất và tăng cường đáng kể hoạt động của vi sinh vật đất.
3.4 Duy trì và thúc đẩy sự cân bằng dinh dưỡng của đất
Các chất dinh dưỡng khác nhau được thực vật lấy từ đất có thể được trả lại đất dưới dạng tàn dư thực vật bằng cách bón phân.
Mức độ hoàn trả chủ yếu phụ thuộc vào việc các nguồn phân hữu cơ khác nhau có được tích lũy đầy đủ, tích lũy và bón hợp lý hay không, và tỷ lệ hoàn trả của các tàn dư cho đồng ruộng.
3.5 Giảm chi phí đầu vào phân bón
Có nguồn gốc đa dạng, giá thành phải chăng.
Bón thêm phân hữu cơ không chỉ cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng chất dinh dưỡng cho đất mà còn tăng hiệu quả phân giải phân hóa học, giảm lượng phân bón hóa học, từ đó giảm chi phí đầu vào nông nghiệp.
3.6 Không gây ô nhiễm môi trường
Các chất có gốc muối sufat, clo, nitrat… có trong phân hóa học khi kết hợp với các ion tự do trong đất sẽ tạo thành các axit làm đất bị chua, khi các chất độc này ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
Ngược lại phân hữu cơ làm tăng kết cấu cửa đất, giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.
3.7 Nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe
Bón hữu cơ không gây tồn dư các hóa chất độc hại, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm. Từ đó tạo ra những thực phẩm sạch an toàn cho sức khỏe của gia đình và cộng đồng.
Đọc ngay: Tác dụng của phân bón hữu cơ trong nông nghiệp
4/ Top 7 loại phân hữu cơ phổ biến hiện nay4.1 Phân trùn quế
Phân trùn quế (hay còn gọi là phân giun) là sản phẩm được tạo ra từ chất thải. Thức ăn chủ yếu của trùn quế là các chất hữu cơ như phân bò, phân lợn, phân gà, rác hữu cơ, v.v. Các chất hữu cơ này được xử lý qua hệ tiêu hóa của giun thành phân.
Phân trùn quế là loại phân hữu cơ có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất, phù hợp với hầu hết các loại cây trồng. Phân bón thích hợp cho cây đang thu hoạch vì phân trộn có hoạt tính cao và giàu chất dinh dưỡng và do cấu trúc hạt của nó được bao bọc bởi một lớp keo hữu ích. Nên việc bón phân trùn quế vào đất sẽ làm tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng, đất tơi xốp và không bị xói mòn và giữ được độ ẩm lâu hơn.
Ngoài ra, phân ver compost chứa hàng nghìn kén giun nên khi ta bón phân vào đất gặp điều kiện thuận lợi kén giun sẽ nở ra và sống, hoạt tính giúp cải tạo đất.
4.2 Phân gà
Phân gà là loại phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng kali cao. Hầu hết tất cả các loại cây trồng đều có thể được bón bằng phân gà. Các chất dinh dưỡng trong phân gà giúp tăng sức đề kháng cho cây và giảm một số bệnh hại cây, rễ. Ngoài ra, phân gà còn giúp cải tạo đất, khử mặn, khử chua, giúp giữ ẩm. Cung cấp thành phần hữu cơ, bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, tăng độ phì nhiêu cho đất.
Mặc dù là loại phân giàu dinh dưỡng nhưng phân gà tươi có nhiều nhược điểm. Phân gà chưa qua xử lý chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn có mùi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường, có hại cho cây trồng.
Do đó, bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm này sau khi được đảm bảo rằng phân đã được xử lý cẩn thận và tiêu diệt hết nấm, tuyến trùng và vi sinh vật có hại. Nên sử dụng các chế phẩm sinh học (như Trichoderma) để ủ phân gà giúp khử mùi hôi, đẩy nhanh quá trình phân hủy, đồng thời ức chế và tiêu diệt các loại nấm gây hại.
4.3 Phân cá
Bên trong phân bón cá chứa khá nhiều vitamin, protein, các khoáng chất tốt cho cây và giúp cho cây phát triển và sinh trưởng tốt, nhất là các loại cây trồng ăn trái. Với phân bón cá, ngoài nhiệm vụ là cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây, thì phân bón cá còn có một số tác dụng khác như giúp cải tạo đất, giúp cho phát triển to, khỏe và đặc biệt giúp đất tơi xốp, chống khô cằn và giải độc cho đất.
Chưa hết, phân cá còn có khả năng tăng sức đề kháng cho cây, giúp giữ ẩm cho đất, kích thích sự ra hoa và phân cá làm tăng khả năng đậu trái cho cây, giúp cho trái lớn đồng đều.
Hơn nữa, khi ủ phân bón cá còn có thể tận dụng để triệt để mọi nguồn phụ phẩm từ các quá trình chế biến như đầu cá, mang cá và bao tử cá. Điều đó còn làm hạn chế các chất thải động vật ra môi trường, cho nên bạn không nên bỏ qua loại phân bón hữu cơ này nhé.
Chi tiết hơn: Bí quyết ủ phân đạm cá vừa nhanh vừa không mùi hôi
4.4 Phân đậu tương ủ phân hữu cơ
Phân hữu cơ được chế biến từ tương, bột đậu tương, bã đậu nành là nguồn đạm, vitamin hoặc là vi lượng rất tốt cho cây trồng. Tuy nhiên, với việc đất đai đang bị thoái hóa, nguyên nhân là do con người lạm dụng phân bón hóa học ngày càng nhiều. Chính vì thế mà con người sử dụng đậu tương để làm phân hữu cơ, phân chuồng là sự lựa chọn hoàn toàn hợp lý.
Đọc thêm: Bí quyết ủ phân đậu tương không gây mùi khó chịu
4.5 Phân chuối
Trong thành phần của chuối có muối khoáng như: canxi, Natri, nhiều nhất là nguồn Kali và photpho, các chất trung, vi lượng rất phong phú, có rất nhiều loại vitamin nhóm B, C, Carbohydrate, đường, protein, và một số hoocmon tự nhiên kích thích sinh trưởng rễ, thân, lá… Giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, đậm vị, lá xanh hơn, đặc biệt là cây cho hoa bền và đẹp và cây tăng khả năng chống chịu, tạo mầm hoa tốt,… Tuy nhiên vỏ chuối cần được lên men để những nguồn dinh dưỡng hữu cơ này được đẩy nhanh cung cấp cho cây hơn.
4.6 Phân chuối trứng sữa
Phương pháp ủ phân từ chuối trứng sữa này sẽ giúp cân đối các thành phần dinh dưỡng, giúp bổ sung dưỡng chất cho cây trồng, giúp cây phát triển tốt, xanh mướt. Sản phẩm ủ phân từ chuối trứng sữa sau khi hoàn thành hoàn toàn không có mùi hôi, không có dòi rất sạch sẽ, thích hợp với các bạn sống trong khu dân cư đông đúc.
Học ngay: 3 cách làm phân chuối bón cây hiệu quả
4.7 Phân bánh dầu
Dùng làm phân bón hữu cơ để giúp cho cây trồng có thể phát triển nhanh, đồng đều, an toàn và sạch, cho năng suất thu hoạch cao. Bánh dầu đậu phộng sau khi được xử lý ( ngâm hay ủ ) thì sẽ cung cấp dinh dưỡng giúp ngăn ngừa các mầm bệnh gây hại, các loại côn trùng phổ biến…Còn phương pháp bón trực tiếp sẽ gây ra nhiều mùi nồng nặc khó chịu nên bạn phải bắt buộc phun thêm thuốc trừ sâu vào nữa bởi vì mùi bánh dầu đậu phộng sẽ làm cho các con kiến hay rệp tấn công lá cây.
Tìm hiểu thêm: Cách ủ 3 loại phân hữu cơ phổ biến nhất hiện nay
6/ Mua phân bón hữu cơ ở đâu tốt, giá rẻ?
Bạn có thể tham khảo thêm công ty Phân trùn quế SFARM – Đặng Gia Trang – Là công ty sản xuất phân bón hữu cơ trùn quế hàng đầu Việt Nam và đã có rất nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong môi trường sản xuất và thương mại các sản phẩm phân bón. Với nhà máy sản xuất phân trùn quế tại Củ Chi, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và công suất tốt nhất, Phân trùn quế SFARM sẽ đảm bảo số lượng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường.
phân hữu cơ là loại phân chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành từ phân, chất thải gia súc gia cầm, phụ phế phẩm nông nghiệp, phế thải sinh hoạt, rác, phụ phẩm các nhà máy thủy hải sản,…
Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK