Trang chủ Tin Học Lớp 7 bài 1 các thành phần chính trên màn hình Excel...

bài 1 các thành phần chính trên màn hình Excel - khái niệm chương trình bảng tính - cách nhập sửa xóa dữ liệu - tác dụng của thanh công

Câu hỏi :

bài 1 các thành phần chính trên màn hình Excel - khái niệm chương trình bảng tính - cách nhập sửa xóa dữ liệu - tác dụng của thanh công thức , hộp tên bài 2 cách chọn ô,hàng,cột,khối - 2 kiểu dữ liệu bài 3 cách nhập công thức vào ô tính bài 4 định nghĩa hàm - cách sử dụng hàm - cách nhập hàng vào ô tính - 4 hàm thường dùng

Lời giải 1 :

Cau1  Nhập Chọn ô đó ->gõ dữ liệu                   Sửa  nháy đúp chuột vào ô đó --

           ->sửa như soạn thảo văn bản

           Xóa   nhấn phím enter

image

Thảo luận

Lời giải 2 :

bài 1

1.1. Mục đích, yêu cầu

  • Khởi động và kết thúc Excel
  • Nhận biết các ô, hàng, cột trên trang tính.
  • Biết cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính.

1.2. Nội dung1. Khởi động Excel

Các bước thực hiện:

  • Bước 1. Nháy chuột vào Start;
  • Bước 2. Trỏ chuột vào Programs;
  • Bước 3. Nháy chuột chọn Microsoft Excel.

Hình 1. Khởi động Excel

2. Lưu kết quả và thoát khỏi Excela. Lưu kết quả làm việc

  • Cách thực hiện: Chọn File \(\rightarrow\) Save (hoặc nháy nút lệnh Save ).
  • Tệp do bảng tính tạo ra và ghi lại có phần đuôi là .xls

b. Thoát khỏi Excel

Bài 2

.1. Bảng tính

  • Bảng tính là một tệp tin gồm có nhiều trang tính, mỗi trang được phân biệt bởi tên nhãn
  • Mặc định một bảng tính mới mở có ba trang tính

Hình 1. Bảng tính

  • Đổi tên nhãn: Nháy phải chuột tại tên nhãn cần đổi → chọn Rename → gõ tên mới → Gõ phím Enter

1.2. Các thành phần chính trên trang tính

Hình 2. Các thành phần chính trên trang tính

  • Cột: được đánh số theo chữ cái A, B, C,..., AA, BB,...
  • Hàng: được đánh số theo chữ số 1, 2, 3,...
  • Ô: là giao giữa hàng và cột
  • Hộp tên: Là ô nằm ở góc trái thanh công thức. Hiển thị địa chỉ ô đang được kích hoạt
  • Khối: Là một nhóm các ô được chọn liền kề tạo thành hình chữ nhật, có màu đen
    • Khối có thể là:
      • 1 ô
      • 1 hàng, 1 cột
      • 1 phần hàng, cột (nhiều ô liền kề)
    • Cách chọn khối:
      • Cách 1: Di chuyển chuột để chọn
      • Cách 2: Nháy chọn ô đầu + giữ phím Shift + nháy chọn ô cuối cần chọn
      • Cách 3: Nháy vào tên cột, tên hàng cần chọn
  • Thanh công thức: Vai trò đặc biệt của thanh công thức dùng để nhập, hiển thị dữ liệu và công thức, sửa nội dung trong ô tính

1.3.  Chọn  các đối tượng trên trang tính

  • Chọn 1 ô: Nháy chuột vào ô cần chọn
  • Chọn 1 hàng: Nháy chuột vào nút tên hàng
  • Chọn 1 cột: Nháy chuột vào nút tên cột
  • Chọn 1 trang tính: Nháy chuột vào nút tên nhãn
  • Chọn 1 khối: Di chuyển chuột để chọn.
  • Chọn các khối rời rạc nhau:

    • Nhấn giữ phím Ctrl;

    • Đồng thời chọn lần lượt các khốibài 3

    • Bước 1:Chọn ô cần nhập công thức.
    • Bước 2 : Gõ dấu =
    • Bước 3: Nhập công thức.
    • Bước 4: Nhấn phím Enter hoặc nháy chuột vào nút này để kết thúc.
    • bài 4
    • 1.1. Hàm trong chương trình bảng tính
      • Hàm là công thức được định nghĩa từ trước.
      • Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể
      • Sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn
      1.2. Cách sử dụng hàm
      • Chọn ô cần nhập
      • Gõ dấu =
      • Nhập hàm theo đúng cú pháp
      • Nhấn Enter

      Lưu ý: Khi nhập hàm vào một ô tính, giống với công thức, dấu = là kí tự bắt buộc phải nhập đầu tiên.

      1.3. Một số hàm trong chương trình bảng tínha. Hàm tính tổng
      • Công dụng: Hàm Sum dùng để tính tổng các giá trị
      • Cú pháp:  =Sum(a, b, c,…)
      • Trong đó: các biến a, b, c đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng các biến không hạn chế

      Chú ý: Tên hàm không phân biệt chữ hoa chữ thường.

      Ví dụ 1: Tính tổng

      • = SUM(15,24,45) : Biến là các số
      • = SUM(A2,B2,C2) : Biến là địa chỉ ô tính
      • = SUM(A2,B2,20) : Biến là địa chỉ ô tính và số
      • = SUM(A2:C2,20) : Biến là địa chỉ khối ô và số
      b. Hàm tính trung bình cộng
      • Công dụng: Hàm Average dùng để tính trung bình cộng các giá trị
      • Cú pháp:  =Average(a, b, c,…)
      • Trong đó: các biến a, b, c đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng các biến không hạn chế

      Chú ý 2: Tên hàm không phân biệt chữ hoa chữ thường.

      Ví dụ 2: Tính trung bình cộng

      • = Average(15,24,45) : Biến là các số
      • = Average(A2,B2,C2) : Biến là địa chỉ ô tính 
      • = Average(A2,B2,20) : Biến là địa chỉ ô tính và số
      • = Average(A2:C2,20) : Biến là địa chỉ khối ô và số
      c. Hàm tìm giá trị lớn nhất
      • Công dụng: Hàm Max dùng để xác định giá trị lớn nhất
      • Cú pháp:  =Max(a, b, c,…)
      • Trong đó: các biến a, b, c đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng các biến không hạn chế

      Chú ý 3: Tên hàm không phân biệt chữ hoa chữ thường.

      d. Hàm tìm giá trị nhỏ nhất
      • Công dụng: Hàm Min dùng để xác định giá trị nhỏ nhất
      • Cú pháp:  =Min(a, b, c,…)
      • Trong đó: các biến a, b, c đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng các biến không hạn chế

Bạn có biết?

Tin học, tiếng Anh: informatics, tiếng Pháp: informatique, là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK