Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Phân tích hình ảnh hai chị em Liên trong truyện...

Phân tích hình ảnh hai chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam câu hỏi 740545 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phân tích hình ảnh hai chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Lời giải 1 :

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được in trong tập “Nắng trong vườn” (1938) của nhà văn Thạch Lam. Với phong cách văn chương độc đáo và một phần kỉ niệm quá khứ tuổi thơ của mình, tác giả đã xây dựng thành công hình ảnh hai chị em Liên với những tâm trạng, tính cách và suy nghĩ của những đứa trẻ tưởng chừng ngây ngô nhưng lại thuần khiết và rất sâu sắc.

Khung cảnh chiều tàn trên phố huyện nghèo đã khắc họa hình ảnh hai chị em Liên với những nét ngây thơ, suy tư. Cậu em An với những nét vô tư, nhút nhát vì nó còn rất bé nên nó chưa hiểu được những gì đang diễn ra là buồn, nó cứ chỉ nghe theo lời mẹ dặn và theo sự hướng dẫn của chị Liên. Trong suy nghĩ của nó, khoảnh khắc ngày tàn này thật sự chẳng có gì ấn tượng, nó chỉ đơn giản là ra cùng chị ngắm tàu mà thôi. Còn Liên thì khắc hẳn, một cô bé với tâm hồn nhạy cảm, những dấu hiệu và âm thanh báo hiệu của ngày tàn, chiều tà đã khiến Liên cảm thấy buồn man mác.

Liên cảm nhận được trong chính màu sắc của chiều tà: đám mây màu hồng như hòn than sắp nguội, những cây tre cắt rõ trên nền trời, âm thanh rời rạc của tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng, rồi tiếng muỗi kêu vo ve trong góc nhà. Tất cả màu sắc và âm thanh ấy đã nhuốm màu buồn trong tâm trạng của Liên, mặc dù có thể là một bức họa đồng quê bình yên tuyệt đẹp nhưng cũng thật buồn. Hoạt động đông vui nhộn nhịp nhất nơi khu phố nghèo đó là phiên chợ ngày cũng tàn nốt, những người đi làm cố ngoái lại nói chuyện với nhau mấy câu rồi cũng về.

Phân tích hai chị em trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Tàn dư của phiên chợ chẳng để lại gì ngoài rác rưởi “một mùi âm ẩm bốc lên”, “toàn lá nhãn, lá thị và bã mía”, chính những hình ảnh đó đã làm cho nhân vật Liên có những suy nghĩ. Khi nhìn thấy những đứa trẻ nghèo đi “lom khom nhặt nhạnh thanh nứa thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được”, Liên cảm thấy thương xót chúng nó nhưng tình thương người của cô lại chẳng có gì để cho chúng nó, bản thân cô cũng chẳng hơn gì chúng nó. Rồi khi nhìn thấy những đứa trẻ ở bên kia đường đang vui chơi, hai chị em cũng muốn sang nhưng không được vì còn phải trông hàng cho mẹ. Hai chị em đều vẫn là những đứa trẻ, vẫn ham vui, muốn được vui chơi như thế, nhưng không may, cuộc sống nghèo khổ đã khiến hai chị em phải bước vào cuộc sống mưu sinh quá sớm.

Đêm tối trên phố huyện thật sự buồn và bao trùm trong bóng tối, hai chị em Liên ngồi trên võng ngắm phố huyện với những ngọn đèn leo lét, những hột sáng, khe sáng. Cả hai đều như đang rảo mắt tìm kiếm những nguồn sáng mạnh mẽ hơn để thắp sáng cả khu phố huyện trong chính tâm hồn mình. Bóng tối của phố huyện cũng chính là cuộc sống tối tăm mà hai chị em Liên đang phải trả qua, dù có tìm đến cả những ánh sao của hàng ngàn ngôi sao trên trời nhưng cũng không thể xua tan đi được bóng tối.

Hai chị em thu vào mắt cái mờ hun hút, thăm thẳm của bóng đêm. Trong cái đêm mùa hạ “êm như nhung và thoảng qua gió mát” ấy, những con người trong phố huyện xuất hiện qua cái nhìn của chị em Liên thật chân thực. Đó chủ yếu là cái nhìn của Liên, còn An đã khá buồn ngủ, năm ngủ trên đùi chị. Hình ảnh chị Tí với gánh hàng nước kiếm được chẳng đáng bao nhiêu, bác phở Siêu với gánh phở cả đê không bán được đồng nào, gia đình bác Sẩm ngồi đánh đàn bầu “run rẩy”, bà cụ Thi điên uống rượu rồi cười khanh khách đi vào trong đêm tối.

Tất cả những con người ấy đã làm rõ sự nghèo đói và khốn khổ trong khu phố huyện, tất cả họ cứ lầm lũi, cặm cụi sống như vậy trong bóng tối, hi vọng mà mong mỏi sẽ có cái gì đó tươi sáng hơn đến với cuộc sống của họ. Rồi hai chị em Liên cùng ngắm đoàn tàu, chuyến tàu đó là từ Hà Nội xuống, mang theo những ánh sáng và cả những kí ức tuổi thơ ăn kem xanh đỏ trên bờ hồ của hai chị em. Trong cuộc sống nghèo khổ ấy, chính những đứa trẻ cũng cảm nhận được cái khổ mà vẽ ra ước mơ có một cuộc sống tươi đẹp hơn.

Như vậy, có thể thấy, tác giả Thạch Lam đã xây dựng rất thành công hai nhân vật rất đỗi gần gũi và đáng quý này. Hai nhân vật vừa tạo một sức hút riêng cho tác phẩm, vừa phản ánh một cách sâu sắc cái nghèo của khu phố huyện cũng như cái nghèo chung ở miền Bắc nước ta lúc bấy giờ.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết vào năm 1938, nhân vật Liên là một nhân vật mà tác giả đã khai thác rõ nhất về tâm trạng cũng như nội tâm. Dù đó chỉ là một cô bé mới lớn nhưng trong cô đã ôm áp những cái rất mới trong sự khao khát và ước muốn của con người ở phố huyện nghèo này.

Nhân vật Liên được tác giả khai thác qua rất nhiều chi tiết cũng như khía cạnh. Mới đầu tác gải đã giới thiệu, Liên là một cô bé mới i tám tuổi, nhưng trong tiềm thức của Liên và dưới ngòi bút của tác giả thì Liên như một người đã trường thành, một người tháo vát công việc gia đình rất đảm đang. Với em thì Liên đóng vai trò là mọt người chị cũng là một người mẹ, với gia đình thì Liên là một người con ngoan hiếu thảo, biết giúp đỡ mẹ. dù ở đội tuổi này là ăn học chơi những với Liên thì khống, dường như tác gỉ đã khắc họa Liên là một người già trước tuổi.

Với không gian nhỏ trong chiếc nhà cùng với những món hàng của gia đình Liên. Cũng những tiếng trong báo hiệu hết một ngày tàn cho Liên cảm thấy buồn tủi hơn. Với nỗi buồn man mắc đó, và bóng tối đã trùm lên phố nhỏ, trùm lên đồng ruộng, trùm lên cả nỗi buồn của Liên đang thoi thóp thở. 

Tiêp theo là hình ảnh những đứa trẻ lang thang trên khu phố, dường như Liên đã thức tĩnh được cuộc sống, cảm nhận được mình là người may mắn hơn. Và càng về khuya, tâm trạng Liên ngày càng thức tĩnh và buồn hơn.

Từ nhỏ, Liên là cô bé có tuổi thơ chìm trong nỗi buồn của sự tàn tạ, héo úa của một cuộc sống đầy bóng tối, bế tắc không lối thoát. Đối với tâm hồn thơ bé ấy, khi cảnh càng về khuya, cảnh đoàn tàu đêm từ Hà nội về chạy ngang qua phố huyện chính là niềm an ủi cuối cùng cho một niềm đau. Làm cho Liên hồi tưởng về quá khứ về những ngày sống vui vẻ bên gia đình. Với Liên đó là một kỉ niệm không bao giờ phai. Và cảnh đoàn tàu dường như trong tâm hồn của Liên là một cuộc sống với bao nhiêu là khao khát, khát vọng nhỏ nhoi về với mình.

Khi đoàn tàu đi qua, đó cũng là lúc mà hai chị em nhìn ngắm những tia sáng mong manh đi qua. Cảnh hai chị em chờ đoàn tàu đi qua không phải là để bán hàng nhưng đó là cái để iên hòi tưởng về quá khứ, khao khát về cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng như là những con người ở khu phố huyện nghèo này mong mỏi.

Qua nhân vật Liên nhà văn đã làm toát lên những giá trị nhân văn cao đẹp, giúp chúng ta thấu hiểu nỗi buồn đau của nhân vật cũng như của những con người ở phố huyện này. Gía trị nhân vă của tác phẩm đã được tác giả khắc họa thông qua nhân vật Liên. Làm cho người đọc hiểu rõ hơn về số phận cũng như cuộc sống của con người trong thời kỳ này

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK