Mở đầu bài thơ là dòng cảm xúc của Viễn Phương khi ở bên ngoài lăng:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
Câu thơ đầu cất lên như một lời thông báo giản dị nhưng chan chứa tình cảm thân thương: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Cách xưng hô: xưng “con” gọi “Bác” rất gần gũi, mộc mạc thân thương. Đây là cách xưng hô thường thấy của người dân Việt Nam đối với người cha già vĩ đại của dân tộc – Bác Hồ. Nhưng với Viễn Phương, cách xưng hô ấy vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, điều đó đã được nhà thơ nhấn mạnh ở hai chữ “miền Nam”. Miền Nam gợi đến một không gian địa lí rất xa xôi so với miền Bắc, miền Nam cũng gợi lên một mối quan hệ rất gắn bó, gần gũi trong trái tim của Người.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK