Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Phân tích đoạn thơ sau: "Sao anh không về chơi...

Phân tích đoạn thơ sau: "Sao anh không về chơi thôn vĩ Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai ít quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ đi

Câu hỏi :

Phân tích đoạn thơ sau: "Sao anh không về chơi thôn vĩ Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai ít quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền." (Đây thôn vĩ da-Hàn Mặc Tử) Yêu cầu: Lập dàn ý theo các bước sau: 1.Giới thiệu đoạn thơ 2.Phân tích đoạn thơ (nội dung và nghệ thuật). 3.Bình luận, bày tỏ cảm nghĩ về đoạn thơ.

Lời giải 1 :

I, MB: Trong phong trào Thơ mới, Hàn Mặc Tử là hiệntượng thơ kì lạ nhất, "một giọng thơ độc đáo không chia sẻ âm hưởng với bất kì ai". Viết thơ để trải niềm đau trên mảnh giấy mỏng manh, đi đén tận cùng đau thương, thơ HMT thực sự là huyết lệ của một linh hồn trước giờ hấp hôi sắp chia phôi. Tuy nhiên, bên cạnh những vần thơ huyết lệ, HMT vẫn có những tiếng thơ tinh khôi như ánh ban mai, trong trẻo như nước suối đầu nguồn. Rút ra từ tập "Thơ điên", "Đây thôn Vĩ Dạ" là những vần thơ tinh khôi, trong trẻo trong gia tài Hàn Mặc Tử nhưng vẫn ẩn chứa tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời. Khổ thơ mở đầu bài đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc: 

Sao anh không về chơi thôn vĩ

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

Vườn ai ít quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

II, TB

 1, Khái quát chung

a) Xuất Xứ : Bài thơ được gợi cảm hứng từ một tấm thiệp của Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho HMT để động viên, an ủi khi bà nghe tin nhà thơ bị bệnh phong. Lúc đầu có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ” (1938) in trong tập “Đau thương”.

b) Nội dung: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.

2, Phân tích

Câu 1

- Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ rất giàu sắc thái ý nghĩa 

- Nội dung: hỏi, nhắc nhở, lời trách móc nhẹ nhàng,lời mời mọc ân cần tha thiết. -

->Đây có thể là lời trách móc nhẹ nhàng, hoặc lời mời gọi tha thiết của 1 cô gái thôn Vĩ, nhưng cũng có thể là lời của nhân vật trữ tình. Tác giả tự phân thân, tự giãi bày tâm trạng: nuối tiếc, nhớ mong.

* Bức tranh thôn Vĩ:

- Hình ảnh thiên nhiên: Nắng hàng cau - Nắng mới.

+ Nắng hàng cau: hình ảnh đặc trưng của thôn Vĩ.

+ Nắng mới: ánh nắng ban mai tinh khiết trong lành chiếu lên những hàng cau còn ướt đẫm sương đêm. Như vậy, Nắng có linh hồn riêng. Nắng mang hồn xứ Huế.

+ Điệp từ nắng (2 lần): khiến câu thơ tràn ngập ánh sáng.

-> Thiên nhiên sống động rạng ngời, gợi cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp.

+ “Vườn ai”: ai là đại từ phiếm chỉ, không xác định  gợi cái ám ảnh thương nhớ.

+ “mướt quá xanh như ngọc” (so sánh) . Khu vườn mượt mà, óng ả, mướt mát đầy xuân sắc, gợi cảm, đầy sức sống. Cách so sánh làm hiện lên vẻ xinh xắn, quý phái của khu nhà vườn cùng chủ nhân của nó. 

- Người thôn Vĩ:

+ “Mặt chữ điền”; Đâylà hình ảnh tượng trưng - không thực, 

+ Lá trúc che ngang:  Vẻ đẹp tâm hồn người con gái Huế: kín đáo, dịu dàng, e ấp, phúc hậu.

=> Cảnh đẹp - người đẹp - tình đẹp. Bức tranh thiên nhiên trinh nguyên, đầy ắp ánh sáng, có màu sắc, có đường nét. Hình ảnh con người: dịu dàng e ấp.  Khổ thơ là Tiếng nói bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện.

3, Đánh giá chung

Qua việc sử dụn câu hỏi tu từ nhiều sắc thái, thể thơ thất ngôn truỳen thống về nhịp, lối tạo hình quen thuộc của thơ ca, ngôn ngữ giản dị và trong sáng, nghệ thuật điệp từ, so sánh gợi cảm...cảnh sắc thôn Vĩ hiện lên thật trong trẻo, tinh khôi, thna thương, bình dị, đẹp trong quan hệ hài hòa với con người, nhưng cũng là vườn trần gian. Lăng kính của mặc cảm, chia lìa và tình yêu tuyệt vọng của Hàn, đó là thiên đường trần gian, chỉ tiếc rằng Hàn Mặc Tử chỉ có thể trở về trong tưởng tượng, trong linh hồn mà không thể về với sự sống, với cuộc đoeì đuọc nũa. 

III, KB: 

Thảo luận

Lời giải 2 :

1 .

Sau một cuộc sống ngắn ngùi và không mấy may mắn, Hàn Mặc Tử để lại cho thơ Việt Nam một số lượng tác phẩm không nhỏ, trong đó có những bài thơ, người này say mê thì người kia không thích. Tuy vậy, cũng có không ít bài thơ, chẳng hạn như bài Đây thôn Vĩ Dạ, được hầu hết mọi người đọc, trải qua nhiều thế hệ, thừa nhận là tuyệt hay, góp phần tạo nên bức chân dung tuyệt đẹp của nhà thơ trong văn học sử nước nhà, ngay từ khổ đầu, Đây thôn Vĩ Dạ đã làm người đọc xúc động đến nao lòng:

   Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

   Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

   Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

   Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

   2.

Trang chủ » Lớp 11 » Soạn văn 11 tập 2Giá trị nội dung và nghệ thuật của Đây thôn Vĩ Dạ

Giá trị nội dung và nghệ thuật của Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Bài làm:1. Giá trị nội dung

  • Cả bài thơ là một bức tranh thôn Vĩ vừa mang vẻ đẹp rất thực với tất cả nét trong sáng, tinh khôi, thơ mộng với những đặc trưng của thiên nhiên xứ Huế. Nhưng dường như những hình ảnh ấy mơ hồ, mờ nhòe như thực, như ảo. Tất cả được tái hiện lại qua kí ức của người nghệ sĩ.
  • Ba khổ thơ với những hình ảnh dường như không liên quan nhưng sự thực chúng là những mảnh ghép kí ức của nhà thơ. Đồng thời cũng là nỗi đau đớn, quằn quại của Hàn Mặc Tử khi khao khát được sống, tha thiết với đời còn quá sâu nặng mà thời gian còn lại của đời người lại quá ngắn ngủi.

=> Bài thơ vừa là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước nhưng đồng thời cũng là khao khát sống đến cháy bỏng của nhà thơ.

*Nghệ thuật:

• Mạch thơ đứt nối không theo tính liên tục của thời gian và duy nhất của không gian nhưng lại diễn tả mạch vận động nhất quán của dòng tâm tư

  • Hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, ngôn ngữ cực tả trong sáng, súc tích khiến cho trường liên tưởng được mở rộng, khung cảnh thiên nhiên trở nên đẫy đà, giàu sức sống để nhấn mạnh hơn khao khát sống của người nghệ sĩ
  • Sử dụng hàng lọat câu hỏi tu từ, giọng điệu da diết khắc khoải khiến cho bài thơ đọng lại trong lòng người đọc là một nỗi băn khoăn, day dứt về cuộc đời.

3.

Đặc biệt viết về Huế không thể thiếu ánh trăng:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

    Trăng là biểu tượng cho cái đẹp, tượng trưng cho hạnh phúc và thanh bình. Hình ảnh trăng trong thơ của Hàn Mặc Tử gợi cho người đọc một niềm hi vọng, một niềm tin. Chỉ có trong thơ mới có thể có sông trăng và thuyền chở trăng. Ẩn dụ của tác giả thật thơ mộng, mang đến cho ta niềm khao khát, đợi chờ. Nhưng có thể không? “Có chở trăng về kịp tối nay”. Lời thơ cất lên như một câu hỏi vô vọng không có đáp án. Hai câu thơ đặc tả tâm trạng khát khao gặp gỡ nhưng đồng thời cũng thể hiện nỗi lo lắng phập phồng.

    Khổ thơ cuối có lẽ nhà thơ đã tỉnh mộng, quay về với thực tại đang sống, đối mặt với chính mình để viết lên những vần thơ:

“Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra”

    Điệp ngữ “khách đường xa” vừa thể hiện tâm trạng nhớ thương khắc khoải lại dường như cái vô vọng của mối tình đơn phương xa vời. Lúc này ở thực tại tác giả đang đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo, cắt đứt mọi giao tiếp với xung quanh nên ta có thể nhận thấy qua lời thơ ước mơ của tác giả vô cùng tha thiết. Tác giả không mơ được trở về thôn Vĩ nữa mà mơ có một người khách nào đó đến thăm. Nhưng rồi giấc mơ ấy như nhòa đi: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Ở đây ta có thể thấy tác giả mơ về một người con gái, nhưng chỉ có thể thấy “áo” chứ “nhìn không ra”. Chỉ biết đây là một hình ảnh rất đỗi gần gũi nhưng lại quá xa xôi. Gần gũi vì nó đã trở thành một hoài niệm thường trực, còn xa xôi là vì khoảng cách thời gian, không gian. Câu thơ còn có nét đặc sắc riêng khi nhắc đến chiếc áo trắng gợi cho ta nhớ đến những nữ sinh Huế mặc áo dài. Nét thanh khiết này làm ta hình dung rõ hơn về cô gái trong mộng tưởng.

    Trong tâm trạng buồn bã cô đơn của thực tại và nhớ mong khắc khoải trong thơ, nhà thơ chợt khao khát cuộc sống đến tột cùng:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà”

    Ở nơi tình cảm chỉ mờ như sương khói, cái tha thiết mong đợi của tác giả như đọng lại tới vô cùng. “Ai biết tình ai có đậm đà”. Cái hay của câu thơ nằm ở đại từ phiếm chỉ “ai”, nghe như lời nghi ngờ, cũng như một tiếng thở dài vô vọng.

 Cảm  nghĩ :

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” mặc dù đã ra đời từ lâu nhưng vẫn để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ mà con là nỗi lòng của một con người với những tâm sự sâu lắng, với những khát khao yêu đời, yêu người. Hiện nay, theo nhiều đánh giá, bài thơ xứng đáng được xếp vào một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại.

Chúc bạn học tốt

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK