Trang chủ Địa Lý Lớp 6 I. Lí thuyết: 1. - Nhiệt độ có ảnh hưởng...

I. Lí thuyết: 1. - Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào? - Hiện tượng ngưng tụ hơi nước diễn ra khi nào? - Trong điều kiệ

Câu hỏi :

I. Lí thuyết: 1. - Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào? - Hiện tượng ngưng tụ hơi nước diễn ra khi nào? - Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa…. 2. Gió là gì? Nguyên nhân sinh ra gió? Kể tên các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất? Việt Nam nằm trong vùng hoạt động của gió nào? Trình bày vai trò của gió đối với con người và thực vật. 3. Cho biết dụng cụ để đo: khí áp, lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ. 4. Điền từ còn thiếu sau vào chỗ ……… (Khối khí nóng, Khối khí lạnh, Khối khí đại dương, Khối khí lục địa) a. ……………………………………………… hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp. b. . ……………………………………………… hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. c. . ……………………………………………… hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. d. . ……………………………………………… hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô. 5. Trình bày sự thay đổi của nhiệt độ không khí theo: - Vị trí gần hay xa biển. - Độ cao. - Vĩ độ. II. Thực hành: 1. Tính nhiệt độ trung bình của Hà Nội biết nhiệt độ lúc 5 giờ là 20oC, lúc 13 giờ là 28oC và lúc 21 giờ là 24oC? 2.Tính nhiệt độ ở địa điểm B biết chênh lệch độ cao giữa hai địa điểm A và B là 2000m, điểm A có độ cao 500m, điểm B là 2500m và nhiệt độ ở điểm A là 25oC. 3. Tính chênh lệch độ cao giữa 2 địa điểm biết tại địa điểm A nhiệt độ là 25oC, điểm B nhiệt độ là 19oC. 4. Tính tổng lượng mưa trong năm tại Tp. Hồ Chí Minh, tính tổng lượng nước mùa mưa và mùa khô. Bảng số liệu SGK trang 63.

Lời giải 1 :

Lý thuyết

1. - Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao thì lượng hơi nước chứa được càng nhiều nhưng nó cũng có hạn.

→ Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước nhất định thì ta nói không khí đã bị bão hoà hơi nước.

- Ngưng tụ là quá trình thay đổi trạng thái vật chất từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng, là quá trình ngược của bay hơi.

- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần thì hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước tan dần rồi rơi xuống đất tạo thành mưa.

2. - Gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn.

- Nguyên nhân sinh ra gió: Do có sự chênh lệch khí áp. Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu áp cao về các khu áp thấp.

- Có 3 loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất: Gió Tín Phong, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

- Việt Nam nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió Tây ôn đới.

- Vai trò của gió: 

Đối với con người

+ Tạo ra các nguồn năng lượng sạch, thân thiện môi trường

+ Vận dụng vào các môn thể thao phổ biến như thả diều, khinh khí cầu, lướt sóng,...
Đối với thực vật

+ Phát tán, duy trì, phát triển các loại hạt trong tự nhiên từ khu vực này sang khu vực khác, giúp chúng tự thụ phấn

+ Tác động không hề nhỏ đến các dạng địa hình do bị xóa mòn, phong hóa bởi sức gió...

3. Dụng cụ để đo khí áp: áp kế

Dụng cụ để đo lượng mưa: vũ kế

Dụng cụ để đo độ ẩm: ẩm kế

Dụng cụ để đo nhiệt độ: nhiệt kế

4. a/ Khối khí lạnh

b/ Khối khí đại dương

c/ Khối khí nóng

d/ Khối khí lục địa

5. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí theo vị trí gần hay xa biển: Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.
Nguyên nhân: Đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước.
+ Các loại đất, đá mau nóng, nhưng cũng mau nguội.

+ Nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn.

Theo độ cao: Càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm. Lên cao thêm 100m thì nhiệt độ giảm $0,6^oC$

Nguyên nhân: Do sự thay đổi của lớp không khí trên mặt đất và thành phần: bụi và hơi nước trong không khí.

Theo vĩ độ: Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ. 

+ Vùng vĩ độ thấp: Nhiệt độ cao.

+ Vùng vĩ độ cao: Nhiệt độ thấp.

Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.

Thực hành

1. Nhiệt độ trung bình của Hà Nội là: $(20+28+24):3=24^oC$

2. Cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ giảm $0,6^oC$

Vậy nhiệt độ ở địa điểm B là: $25-\frac{2000.0,6}{100}=13^oC$

3. Nhiệt độ chênh lệch là: $25-19=6^oC$

Vậy chênh lệch độ cao là: $\frac{6.1000}{0,6}=1000(m)$

Thảo luận

-- Mình xin 5 sao + cảm ơn + hay nhất nha :3
-- Cảm ơn bạn nha ^^
-- ok
-- bạn ơi cho mình vào nhóm với ạ
-- ThienThuanhoidap247 ơi, cho m vào nhóm bạn nha
-- :v
-- các bro đợi xét duyệt nha

Lời giải 2 :

Câu 1:

-Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí, nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nhưng nó cũng có hạn. =>Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước nhất định thì không khí đã bão hoà hơi nước

-Ngưng tụ là quá trình thay đổi trạng thái vật chất từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng, và là quá trình ngược của bay hơi. Từ này chủ yếu mô tả chu kỳ trạng thái của nước. Nó cũng có thể được sử dụng để mô tả quá trình chuyển từ hơi nước sang nước lỏng khi tiếp xúc với một bề mặt rắn, bề mặt lỏng hoặc các hạt nhân ngưng tụ mây trong bản thân khí quyển Trái Đất. Khi quá trình chuyển đổi xảy ra trực tiếp từ trạng thái khí đến trạng thái rắn, sự thay đổi này được gọi là sự lắng đọng, là quá trình ngược của thăng hoa.

-hHơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa…., trong điều kiện: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Khi gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước tan dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

2.

-Gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn.

-Nguyên nhân: Do có sự chênh lệch khí áp nên đã sinh ra gió.Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu áp cao về các khu áp thấp.

Có 3 loại gió chính : - Gió Tín Phong : thổi từ áp cao chí tuyến 30 độ Bắc và Nam về cực thấp 0 độ

- Gió Tây ôn đới : thổi từ áp cao chí tuyến 300 Bắc và Nam về áp thấp 60 độ Bắc và Nam

- Gió Đông cực : thổi từ áp cực 90 độ về áp thấp 60 độ Bắc và Nam Việt Nam có loại gió thổi thường xuyên là gió Tín Phong, vì Việt Nam nằm trong đới Nhiệt đới gió mùa và là nơi hoạt động của gió Tín Phong

*Vai trò của gió:

  -Đối với con người:

     +/Ngày nay, với khoa học tiên tiến người ta đã nghiên cứu để khai thác năng lượng gió để tạo nên các nguồn năng lượng mới vừa an toàn thân thiện với môi trường, vừa tiết kiệm và hạn chế sử dụng các nguồn năng lượng độc hại khác.

      +/Đối với các trò thể thao giải trí, gió đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong một số môn thể thao phổ biến như: thả diều, bay diều tuyết, bay khinh khí cầu, lướt ván diều, lướt sóng diều, đua thuyền buồm, hang gliding,..

  - Đối với thực vật:

      +/Trong thế giớ tự nhiên, gió có tác động không hề nhỏ đến các dạng địa hình do bị xóa mòn, phong hóa bởi sức gió, di chuyển bụi sa mạc.

    +/Ngoài ra, gió còn duy trì, phát triển và phát tán các loại thực vật động vật trong tự nhiên, từ khu vực này sang khu vực khác,…

3.

Dụng cụ để đo khí áp là khí áp kế.

Dụng cụ để đo lượng mưa là thùng đo mưa (vũ kế).

Dụng cụ để đo độ ẩm là ẩm kế.

Dụng cụ để đo nhiệt độ là nhiệt kế.

4.

- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

- Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

- Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

5.

a. Nhiệt độ không khí thay đỏi tùy thuộc độ gần Biển hay xa Biển.
- Nước Biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí làm cho mùa Hạ bớt nóng, mùa Đông bớt lạnh. Sự khác nhau này sinh ra 2 loại khí hậu: khí hậu Lục địa và khí hậu Đại dương
b. Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao.
- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. Lên cao 100m Nhiệt độ giảm 0,60C.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK