Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu...

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “…Những động tác thả sào,rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho

Câu hỏi :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “…Những động tác thả sào,rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tương đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiêp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ…” (Ngữ văn 6, tập hai) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai? Nêu xuất xứ của văn bản đó. (1,0 điểm) Câu 2: Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép so sánh có trong đoạn văn trên. (1,0 điểm) Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận về con người được miêu tả trong đoạn văn trên, trong đó có sử dụng phép so sánh ( 2,0 điểm)

Lời giải 1 :

Câu 1: Trích văn bản Vượt thác (Võ Quảng), thuộc chương XI của truyện "Quê nội".

Câu 2: Phép so sánh: "nhanh như cắt" và "Dượng Hương Thư như một pho tương đồng đúc"
Người đọc hình dung được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp của con người lao động. => Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.

Câu 3: Đoạn văn trên đã miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, mà nổi bật là hình ảnh dượng Hương Thư một tay lèo lái và chế ngự. Bằng biện pháp tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội, đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dung dị, khiêm nhường mà dũng cảm đúng lúc. Dượng Hương Thư vốn là một người lao động chân tay bình thường của làng quê, nhưng anh chỉ đặc biệt khi bước chân vào cuộc hành trình vượt thác. Anh không còn nhỏ bé, khiêm nhường nữa mà trở nên thật lớn lao, hùng vĩ khi can đảm một mình chống lại thiên nhiên. Nhà văn đã dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo và ấn tượng: " Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.....". Chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự "nhanh như cắt", dưt khoát, quyết đoán của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khoắn lực điền. Tất cả những chi tiết ấy gợi lên vẻ mạnh mẽ và tư thế hiên ngang của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

Thảo luận

-- 10 câu mà bạn
-- Ừ, mình quên sạch dẫn chứng nên làm được có thế
-- ừ, tks bạn nha
-- câu 2 bạn phải chỉ rõ phép so sánh nữa
-- À ừ, mình quên đấy
-- có tới 2 phép so sánh lận
-- bạn sửa đi
-- OK bạn, xong rồi

Lời giải 2 :

Câu 1

Đoạn văn trên trích từ văn bản :Vượt thác

Của : tác giả Võ Quảng

Xuất xứ của văn bản

Văn bản được trích từ chương XI của truyện "quê nội " (1974) . Tên bài văn cho người biên soạn đặt

Chỉ rõ và nêu tác dụng của của phép so sánh ở đoạn văn trên

-  Nhữngđộng tác thả sào rút sào rập sàng nhanh như cắt

Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,các bắp thịt cuồn cuộn  hai hàm răng  cắn trặt quai hàm banh ra cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn xào giống như một hiệp sĩ hùng vĩ

Tác dụng: các hình ảnh so sánh có tác dụng gợi hình, gợi cảm tả Dượng Hương Thư rất sinh động và cụ thể. Dượng Hương Thư được miêu tả như một pho tượng đồng đúc lên vẻ đẹp dượng Hương Thư là một chàng trai khỏe khoắn, mạnh mẽ. Còn So sánh  dượng Hương Thư với một hiệp sĩ... hùng vĩ làm hiện lên vẽ hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn , hùng vĩ

            Văn

Nhà Văn Võ Quảng là một nhà văn nổi tiếng trong nó là bài  "vượt Thác". Là tác phẩm nổi tiếng của ông . Em về nhân vật dượng Hương Thư vượt qua hành trình vượt thác khó nhọc và vất vả. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ và so sánh. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ và so sánh thật khéo léo làm nổi bật lên hình ảnh của dượng Hương Thư thật rõ ràng và chân thực tác giả so sánh một thanh niên cường tráng với với dượng Hương Thư hay các người dân sông Thu Bồn. Tác giả so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc. Hình ảnh vượt thác là hình ảnh của những người dân lao động vất vả để sinh tồn còn dượng Hương Thư là đại diện cho những người dân hiền lành biết lao động để sinh tồn . Qua đó thể hiện tình cảm của tác giả đối với những người dân ven sông Thu Bồn

Những cái mà mình gạch chân là phép so sánh nha. nếu thấy hay thì VOTE nha. Cảm ơn bạn cho câu trả lời hay nhất nữa nha

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK