Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 thuyết minh hồ hoàn kiếm và đền ngọc sơn k...

thuyết minh hồ hoàn kiếm và đền ngọc sơn k chép mạng nha câu hỏi 714992 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

thuyết minh hồ hoàn kiếm và đền ngọc sơn k chép mạng nha

Lời giải 1 :

I,MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn

II,TB: 

   1. Hồ Hoàn Kiếm

a. Vị trí địa lí, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm

- Hồ có tổng diện tích 12ha, là hồ nước ngọt tự nhiên của Thành phố. Hồ Gươm kéo dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m hướng Đông Tây. 

- Trước kia hồ có tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh ngắt quanh năm). Cái tên hồ Hoàn Kiếm mới có từ thời Lê.  ên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy. Hay hồ Thủy Quân vì đây là nơi triều đình dùng để duyệt thủy binh…

 b. Đặc điểm của Hồ

– Nước Hồ Gươm bốn mùa đều xanh.

– Có rùa quý sông trong hồ.

– Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.

- Quần thể di tích gắn với Hồ Gươm: Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa

 c, Ý nghĩa

- Hồ Gươm không chỉ có ý nghĩa đặc biệt về tinh thần, văn hóa và lịch sử, mà hệ sinh thái của hồ cũng rất đặc biệt, không nơi nào có được. 

- Hồ Gươm với những sinh hoạt văn hóa của người Hà Nội:

  • Đón giao thừa ở Hồ Gươm.
  • Những ngày lễ.
  • Những hoạt động thể thao; đua xe đạp giải báo Hà Nội mới...

2. Đền Ngọc Sơn

  a, Vị trí, lịch sử

- Đền Ngọc Sơn được xây dựng vào giữa thế kỷ XIX, 

 -Nằm trên một hòn đảo ở phía bắc của Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn được nối với phần bờ bằng cây cầu Thê Húc sơn màu đỏ tươi nổi bật.

 b, Đặc điểm: 

- Đây là nơi thờ thần Văn Xương và Đức Thánh Hưng Đạo

- kiến trúc của đền mang đậm màu sắc tôn giáo. Bên trong có nhiều hoành phi, câu đối được bố trí một cách hài hòa, tạo vẻ đẹp cổ kính, thiêng liêng.

c, Ý nghĩa

-  là nơi dung hòa của ba tôn giáo: Đạo giáp, Phật giáo và Nho giáo, không chỉ thể hiện ở việc thờ cúng, mà còn biểu lộ đậm nét trong kiến trúc, xây dựng cho đến hệ thống các câu đối, hoành phi, vật bài trí.

III. KB: Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn

* bài viết tham khảo

Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...

Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội- Hồ Gươm. Và hình ảnh , hình ảnh đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc chẳng biết tự bao giờ đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, đến nỗi, có khi chưa một lần đặt chân đến đất thủ đô, nhưng hễ nghe nhắc đến là lại nhớ đến những hình ảnh này.

Hồ Gươm là hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm là một hồ nước ngọt tự nhiên, thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 héc ta, khá nông, độ sâu trung bình khoảng từ 1 đến 1,4 mét, chiều dài bờ hồ ước tính khoảng 1750 mét. Về địa lý, hồ Gươm có nguồn gốc từ một phân lưu của dòng sông Hồng, sau phình to ra và đọng lại ở khu vực trũng của thủ đô và hình thành nên hồ như ngày nay. Đây là điểm liên kết giữa các khu phố cổ bao gồm các phố Hang Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ,… với các khu phố Bảo Khánh, Nhà Thờ, Hàng Bài, Tràng Tiền, do thực dân Pháp quy hoạch từ hàng trăm năm trước.

Hồ Gươm có rất nhiều tên gọi khác nhau, trước kia hồ có tên gọi là hồ Lục Thủy, bởi màu nước xanh như ngọc, tuyệt đẹp. Vào thời vua Lê – chúa Trịnh thì hồ dùng để duyệt quân, luyện binh nên còn có tên gọi là hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng, Hữu Vọng. Tên gọi Hoàn Kiếm bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa Thần. Chuyện xưa kể rằng, trong một lần dạo chơi trên thuyền rồng ở giữa hồ Gươm, bỗng từ đâu xuất hiện một con Rùa lớn, đòi nhà vua hoàn trả lại thanh gươm mà Long Vương đã cho mượn để dẹp tan giặc Minh thuở trước. Lê Lợi bèn rút gươm ra trả, rùa ngậm lấy gươm rồi lặn mất, từ đó hồ còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm.

Trên hồ còn có rất nhiều các di tích lịch sử, đầu tiên phải kể đến Tháp Rùa, là biểu tượng của hồ Gươm, mà ai đến tham quan cũng muốn ghé chân một lần. Tháp Rùa nằm trên một mỏm đất nổi lên giữa hồ, được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp, khởi công vào khoảng năm 1884, đến năm 1886 thì hoàn thành. Với lối thiết kế độc đáo, tòa tháp cao bốn tầng tạo nên một cảnh quan đặc sắc ngay giữa lòng hồ, cô tịch, lặng lẽ lại phủ kín rêu phong, chứng minh sự tồn tại vững bền của nó qua bao năm tháng, là nhân chứng lịch sử đắt giá.

Hướng mắt sang phía Bắc là đền Ngọc Sơn, trước đây vốn có tên gọi là Tượng Nhĩ nhưng sang đến thời Trần thì được đổi lại. Không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh, đền Ngọc Sơn Hà Nội còn nổi tiếng bởi kiến trúc và không gian đặc biệt. Ngôi đền có lịch sử khá lâu đời và đặc biệt. Xưa kia, đây vốn là ngôi đền thờ Quan đế để trấn áp cái ác, sau được đổi thành chùa thờ Phật, cuối cùng lại được tu sửa thành ngôi đền như ngày nay.

Kiến trúc của đền Ngọc Sơn thể hiện khá rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nghìn năm văn hiến. Đó là một điển hình về không gian và kiến trúc tuyệt tác. Được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam, đền Ngọc Sơn Hà Nội chủ yếu thờ thần Văn Xương Đế Quân (chủ quản văn chương, khoa cử) và thờ Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường. Qua đó thể hiện rõ quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt với ý nghĩa rộng hơn là tinh thần đoàn kết, hòa hợp tôn giáo.

Sự kết hợp độc đáo của đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã đem lại vẻ đẹp chan hòa, đậm chất cổ kính, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên tươi đẹp.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK