Trang chủ Lịch Sử Lớp 9 lí giải vì sao tổ chức asean ra đời. mục...

lí giải vì sao tổ chức asean ra đời. mục tiêu hoạt động của tổ chức này, từ khi ra đời cho đến nay mục tiêu đó được bổ sung như thế nào?nêu ý nghĩa sự kiện thá

Câu hỏi :

lí giải vì sao tổ chức asean ra đời. mục tiêu hoạt động của tổ chức này, từ khi ra đời cho đến nay mục tiêu đó được bổ sung như thế nào?nêu ý nghĩa sự kiện tháng 2 năm 1976?

Lời giải 1 :

1.

ASEAN - Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các Nước Đông Nam Á được thành lập ngày 8.8.1967 tại Bangkok.

Lúc đầu gồm 5 thành viên: Indonesia, Malaysia,Singapore,Thailand, Philippines. Hiện nay, bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á: Brunei gia nhập 1984, Viet Nam – 1995, Laos và Myamar – 1997, Cambodia – 1999. Quan sát viên: Papua Niu Ghinê, Đông Timo.

*Tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nêu trong tuyên bố thành lập - Tuyên bố Bangkok 1967:

- thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực nhằm củng cố nền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hoà bình của các quốc gia ở Đông Nam Á;

- bảo đảm hoà bình và ổn định ở khu vực trên cơ sở tôn trọng công lí và luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc;

- thúc đẩy sự hợp tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, kĩ thuật, khoa học và hành chính;

- duy trì sự hợp tác chặt chẽ và có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có những mục tiêu giống nhau

*Mục tiêu phát triển của ASEAN được nêu trong Hiến chương ASEAN, một vài mục tiêu cụ thể là:

- Duy trì và tăng cường hòa bình, an ninh và ổn định cũng như sự vững chắc của khu vực, bảo đảm ASEAN là một khu vực phi vũ khí hạt nhân

- Tạo ra thị trường chung, thống nhất có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ và đầu tư tự do lưu thông.

- Tăng cường dân chủ, thiết lập cơ quan giám sát về nhân quyền.

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ các nước thành viên.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ.

- Tăng cường phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tài nguyên và các di sản văn hóa.

- Phát triển nguồn nhân lực qua hợp tác giáo dục…

Mình mà có "Hiến chương ASEAN" ở đây thì cũng chép cho bạn hết, hihi...Còn thiếu gì thì tự bổ xung nha!

2.

hội các quốc gia Đông Nam Á

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

(Đổi hướng từ ASEAN)

Bước tới: menu, tìm kiếm

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(Cờ ASEAN)

Bài hát: The ASEAN Hymn

Trụ sở ASEAN Jakarta

Tổng thư ký Ong Keng Yong

Diện tích

- Tổng

4.480.000 km2

Dân số

- Tổng (2004)

- Mật độ

592.000.000

122,3 người/km2

GDP (2003)

- Tổng

- Tổng

- GDP/người

- GDP/người

2,172 ngàn tỷ đôla Mỹ (PPP)

681 tỷ đôla Mỹ (Nominal)

4.044 đôla Mỹ (PPP)

1.267 đôla Mỹ (Nominal)

Thành lập

Tuyên bố Bangkok

- 8 tháng 8, 1967

Tiền tệ Peso (PHP), Ringgit (MYR), Kyat (MMK), Kip (LAK), Baht (THB), Riel (KHR), Đôla Singapore (SGD), Đôla Brunei (BND), Rupiah (IDR), Đồng (VND)

Múi giờ UTC +6 đến +10

sửa

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác.

[sửa] Các thành viên

Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia được liệt kê theo ngày gia nhập:

Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):

Cộng hoà Indonesia

Liên bang Malaysia

Cộng hoà Philippines

Cộng hòa Singapore

Vương quốc Thái Lan

Các quốc gia gia nhập sau:

Vương quốc Brunei (ngày 7 tháng 1 năm 1984)

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)

Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)

Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)

Papua Tân Guinea và Đông Timor là các thành viên quan sát của ASEAN..

[sửa] Xem thêm

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN

Hội nghị cấp cao ASEAN

Cộng đồng kinh tế ASEAN

Cộng đồng an ninh ASEAN

Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN

Diễn đàn khu vực châu Á

Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

(Đổi hướng từ Cộng đồng kinh tế ASEAN)

Bước tới: menu, tìm kiếm

Cộng đồng kinh tế ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN dự định sẽ được thành lập vào năm 2015[1]. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Hai trụ cột còn lại là: Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN.

Mục lục [giấu]

1 Mục đích thành lập AEC

2 Các biện pháp thực hiện

3 Quá trình thực hiện

4 Chú thích

5 Xem thêm

[sửa] Mục đích thành lập AEC

Theo dự định của các nhà lãnh đạo ASEAN, AEC sẽ được thành lập vào năm 2015. Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II nhấn mạnh: Cộng đồng Kinh tế ASEAN là việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020”, nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020. Kế hoạch trung hạn 6 năm lần thứ hai của ASEAN (2004-2010)- Chương trình Hành động Vientian- đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là: tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của ASEAN.

[sửa] Các biện pháp thực hiện

Các biện pháp chính mà ASEAN sẽ cần thực hiện để xây dựng một thị trường ASEAN thống nhất bao gồm: hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và qui chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và thương mại, và hoàn chỉnh các quy tắc về xuất sứ.

Các biện pháp để xây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất sẽ bao gồm: củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và viễn thông, và phát triển các kỹ năng thích hợp.

Các biện pháp nói trên đều đã và đang được các nước thành viên ASEAN triển khai trong khuôn khổ các thỏa thuận và hiệp định của ASEAN. Như vậy, AEC chính là sự đẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có của ASEAN, như Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định Khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN, v.v…, để xây dựng ASEAN thành “một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất”. Nói cách khác, AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN có bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và di chuyển vốn tự do hơn.

[sửa] Quá trình thực hiện

Để bước đầu hiện thực hóa AEC, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 (2003) đồng ý: ASEAN sẽ thực hiện các khuyến nghị về liên kết kinh tế của Nhóm Đặc Trách Cao cấp (HLTF) về Liên kết Kinh tế của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM). Cụ thể là: a- Đẩy mạnh việc thực hiện những sáng kiến kinh tế hiện có, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ, và Khu vực Đầu tư ASEAN; b- Thúc đẩy hội nhập khu vực trong các ngành ưu tiên; c- Tạo thuận lợi cho việc đi lại của doanh nhân, lao động lành nghề và nhân tài, và tăng cường các thể chế của ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Hành động lớn đầu tiên của ASEAN để triển khai các biện pháp cụ thể trên chính là việc các nhà lãnh đạo các nước thành viên ký Hiệp định Khung ASEAN về Hội nhập các Ngành Ưu tiên. Có thể coi đây là một kế hoạch hành động trung hạn đầu tiên của AEC. ASEAN hy vọng, hội nhập nhanh các ngành ưu tiên này sẽ tạo thành bước đột phá, tạo đà và tạo ra hiệu ứng lan tỏa sang các ngành khác. Tại Hiệp định này, các nước thành viên đã cam kết loại bỏ thuế quan sớm hơn 3 năm so với cam kết theo Chương trình Thuế quan Ưu đãi Có Hiệu lực Chung của AFTA (CEPT/AFTA). Các ngành ưu tiên hội nhập gồm: 7 ngành sản xuất hàng hóa là nông sản, thủy sản, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, ô tô; 2 ngành dịch vụ là hàng không và e- ASEAN (hay thương mại điện tử); và, 2 ngành vừa hàng hóa vừa dịch vụ là y tế và công nghệ thông tin. Tháng 12 năm 2006, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, các bộ trưởng đã quyết định đưa thêm ngành hậu cần vào danh mục ngành ưu tiên hội nhập. Như vậy, tổng cộng có 12 ngành ưu tiên hội nhập.[2] Các ngành nói trên được lựa chọn trên cơ sở lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên, kỹ năng lao động, mức độ cạnh tranh về chi phí, và mức đóng góp về giá trị gia tăng đối với nền kinh tế ASEAN. Các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan sẽ hạ thuế quan đối với các sản phẩm của 12 ngành ưu tiên xuống 0% vào năm 2007, trong khi đối với các nước còn lại sẽ là năm 2012.

Thảo luận

Lời giải 2 :

- Các nước Đông Nam Á dành được độc lập

- Đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế

- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài

=> Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển

- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN ) đã được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan ) với sự tham gia của 5 nước: I-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

MỤC TIÊU CỦA ASEAN: phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK