Ngày 6/1/1946, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra trên phạm vi cả nước.
Chính phủ lâm thời long trọng tuyên bố với thế giới: Việt Nam đã thành một nước Độc lập và Tự do. Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra đời, song chưa được một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Trái lại, các thế lực đế quốc và tay sai đang ráo riết chống lại Đảng Cộng Sản và Việt Minh, hòng lật đổ chính quyền cách mạng và thiết lập một chính quyền phản động tay sai cho đế quốc.
Dưới danh nghĩa quân Đồng Minh tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật, quân đội một số nước đế quốc đã kéo vào nước ta: gần 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch ở phía Bắc vĩ tuyến 16 và hàng vạn quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16.
Nấp dưới bóng quân Anh, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp đã nổ súng ở Sài Gòn mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Hàng vạn quân Nhật còn lại trên đất nước ta cũng tham gia chống lại chính quyền cách mạng.
Lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) do Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam... cầm đầu và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) do Nguyễn Hải Thần nắm giữ, từ lâu sống dưới bóng của chính quyền Tưởng giới Thạch ở Trung Quốc, theo chân Quân đội Tưởng kéo về nước chống phá cách mạng. Việt Quốc và Việt Cách dựa vào quân Tưởng đã chiếm giữa mốt số nơi ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái. Chúng quấy nhiễu, phá phách, cướp của, tống tiền, gây rối loạn trật tự trị an. Chúng giải truyền đơn, ra báo công khai xuyên tạc chính sách của Đảng, của Việt Minh, đòi loại bỏ các Bộ trưởng và Đảng viên Cộng sản ra khỏi Chính phủ... . Một số lực lượng phản động khác cũng đã nổi dậy ở một số nơi, chưa bao giờ trên đất nước ta có nhiều kẻ thù đến thế!
Thêm vào đó, chính quyền cách mạng còn phải tiếp thu cả một gia tài đổ nát do chế độ cũ để lại: Công nghiệp phá sản, nông nghiệp đình đốn, tài chính kiệt quệ, nạn đói đe doạ trầm trọng. Hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội nặng nề, kinh nghiệm quản lý chính quyền chưa có... Giặc ngoài thù trong, khó khăn chồng chất đang đặt chính quyền cách mạng đứng trước thử thách "ngàn cân treo sợi tóc". Vận mệnh của Tổ quốc, nền độc lập vừa dành được của dân tộc đang dứng trước nguy cơ mất còn. Vì thế, cuộc cách mạng dân tộc ở nước ta vẫn đang tiếp diễn. Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy, khẩu hiệu cách mạng của nhân dân lúc này vẫn là "Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết". Khác với nội dung cơ bản trước đây của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc và tay sai, để giành chính quyền, thì ngày nay nội dung cơ bản của nó là đấu tranh chống giặc ngoài thù trong để giữ cho được chính quyền cách mạng của dân vừa giành được. Bởi vì chính quyền cách mạng là thành quả và kết tinh cao nhất thắng lợi của cách mạng Tháng Tám. Mất chính quyền là mất tất cả, là trở lại đời nô lệ. Giữ vững và bảo vệ chính quyền cách mạng là nhiệm vụ hết sức cấp bách, sống còn của nhân dân lúc này. Chính quyền là công cụ sắc bén, là đòn bẩy để đưa cách mạng tiến lên. Muốn vậy, phải tăng cường khối đoàn kết toàn dân, hoà hợp dân tộc, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội và ngoại giao, kháng chiến đi đôi với kiến quốc, chống giặc ngoại xâm gắn liền với chống giặc đói và giặc dốt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và thực thi nhiều biện pháp để tập hợp, sử dụng nhân sĩ, trí thức, nhân tài phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Nhiều nhân sĩ, trí thức được mời tham gia bộ máy hành chính và cơ quan chuyên môn ở các cấp, nhất là ở Trung ương. Vĩnh Thuỵ (Bảo Đại) đã được cử làm cố vấn Chính phủ lâm thời dân chủ cộng hoà theo Sắc lệnh số 23-SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 10-9-1945.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để củng cố và tăng cường chính quyền là phải thực hiện quyền dân chủ cho quần chúng, phải "xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức" .
Vì vậy, ngày 3-9-1945, tức là một ngày sau khi Nhà nước cách mạng ra đời, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giầu, nghèo, tôn giáo, dòng giống v.v.." .
Ngày 8-9-1945 Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 14-SL về cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Bản sắc lệnh ghi rõ: "Chiểu theo Nghị quyết của Quốc dân đại biểu Đại hội họp ngày 16, 17-8-1945, tại Khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hoà, và Chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên;
Xét rằng nhân dân Việt Nam do Quốc dân đại hội thay mặt là quyền lực tối vao để ấn định cho nước Việt Nam một Hiến pháp dân chủ Cộng hoà;
Xét rằng trong tình thế hiện giờ sự triệu tập quốc dân đại hội không những có thể thực hiện được mà lại rất cần thiết để cho toàn dân tham gia vào công cuộc củng cố nền độc lập và chống lại nạn ngoại xâm...". Như vậy, bản Sắc lệnh đã khẳng định yêu cầu bức thiết của Tổng tuyển cử, đồng thời khẳng định chúng ta có đủ cơ sở Pháp lý, điều kiện khách quan và chủ quan để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử đó. Bản Sắc lệnh gồm 7 điều, quy định: "trong một thời hạn hai tháng kể từ ngày ký Sắc lệnh này sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu quốc dân đại hội" (Điều 1); "Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường" (Điều 2); "Một Uỷ ban để dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được thành lập" (Điều 5); "Để dự thảo một bản Hiến pháp đệ trình Quốc hội, một Uỷ ban khởi thảo Hiến pháp 7 người sẽ thành lập" (Điều 6) . Chính phủ lâm thời còn ra một loạt sắc lệnh để xúc tiến công việc chuẩn bị cụ thể cho việc Tổng tuyển cử. Sắc lệnh số 34-SL ngày 20-9-1945, thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm có: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu. Sắc lệnh số 39-SL ngày 26-9-1945 về thành lập Uỷ ban dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử gồm 9 người, trong đó có đại diện của các ngành, các giới . Sắc lệnh số 51-SL ngày 17-10-1945 quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử phải được tiến hành theo lối phổ thông đầu phiếu bầu cử trực tiếp và bí mật. Sắc lệnh số 71 ngày 2-12-1945 bổ khuyết Điều 11 chương V của Sắc lệnh số 51 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người ứng cử: Vì hoàn cảnh giao thông khó khăn, người ứng cử có thể gửi ngay đơn cho Uỷ ban nhân dân nơi mình c chú và yêu cầu Uỷ bân ấy điện cho Uỷ ban nhân dân nơi mình xin ứng cử, đơn và giấy chứng thực đủ điều kiện sẽ do Uỷ ban nhân dân nơi mình cư trú chuyển sau cho Uỷ ban nhân dân nơi mình ứng cử.
Công việc Tổng tuyển cử diễn ra trong điều kiện giặc ngoài thù trong, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa phải giải quyết những nhiệm vụ rất cấp bách hằng ngày đặt ra, vừa thực hiện sách lược tạm thời hoà hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc, đồng thời lại vừa phải đấu tranh để chống lại những hành động phá hoại điên cuồng của chúng. Trong điều kiện như thế, đây không phải là một cuộc Tổng tuyển cử thông thường, mà thực chất là một cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh dân tộc hết sức quyết liệt. Các báo phản động như Việt Nam, Thiết Thực, Đồng Tâm vu cáo, nói xấu Việt Minh, kêu gọi tẩy chưay Tổng tuyển cử vì rằng trình độ dân trí của ta còn thấp kém (!), trên 90% dân số mù chữ nên không đủ năng lực thực hiện quyền công dân của mình, rằng cần tập trung chống Pháp xâm lược không nên mất thì giờ vào bầu cử, v.v.. và v.v.. . Thực chất là chúng nhằm phá hoại Tổng tuyển cử vì Tổng tuyển cử sẽ đi đến hợp pháp hoá chính quyền cách mạng mà chúng muốn lật đổ, sẽ bóc trần bản chất tay sai, và bộ mặt "quốc gia", "ái quốc" bịt bợm của chúng trước d luận. Bằng lá phiếu của mình, quốc dân sẽ cô lập và đào thải chúng ra khỏi đời sống chính trị của đất nước. Bác bỏ luận điều xảo trá nói trên, báo Cứu quốc, cơ quan tuyên truyền đấu tranh của Mặt trận Việt Minh, ngày 24-11-1945 đã viết: "Vẫn biết đại đa số dân mình chưa biết đọc biết viết, nhưng vin vào đây để kết luận rằng dân ta không đủ t cách để kén chọn đại biểu là không hiểu gì dân chúng, không hiểu gì chính trị. Căn cứ vào phong trào đánh Pháp đuổi Nhật vĩ đại ở khắp nước vừa qua, ta thấy dân chúng đã có ý thức chính trị một cách khá dồi dào. Và hễ có ý thức chính trị là có đủ những điều kiện cần thiết nhất để phân biệt ai là thù, ai là bạn, ai xứng đáng là đại biểu chân chính của mình. Nói khác đi, dân chúng chưa biết đọc, biết viết, chưa biết bàn luận những chuyện xa xôi, nhưng có một điều mà họ biết chắc chắn, biết rõ ràng hơn ai hết, là quyền lợi của họ... Họ đi với những ai bênh vực, chiến đấu cho quyền lợi của họ, họ chống những ai xâm phạm quyền lợi của họ... chỉ Tổng tuyển cử mới để cho dân chúng có dịp nói hết những ý muốn của họ, và chỉ có chính phủ lập ra bởi tổng tuyển cử mới là đại diện chân chính và trung thành của toàn thể quốc dân. Sau hết, cũng chỉ có Tổng tuyển cử mới có thể cấp cho nước Việt Nam một Hiến pháp mới ấn định rõ ràng quyền lợi của Quốc dân và của Chính phủ và mới phá tan được hết những nghi ngờ ở trong cũng như ở ngoài đối với chính quyền nhân dân" .
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK