a) Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: ở trong tù. Điệp từ “vô” (không) nhấn mạnh sự thiếu thốn, thiếu sót những thứ đáng ra cần thiết nhất lúc này: rượu, hoa. Uống rượu trước hoa để thưởng trăng và ngâm thơ là một thú vui tao nhã của người xưa trong những lúc thảnh thơi. Thế nhưng Bác lại thưởng trăng trong hoàn cảnh ngục tù – một hoàn cảnh khắc nghiệt mà người ta khó có thể nghĩ đến việc ngắm trăng được. Bác nói về những cái thiếu, những cái không có ở đây không phải để kể khổ hay thở than. Chỉ là trước đêm trăng đẹp ấy, thật tiếc khi không có rượu, có hoa để thưởng trăng một cách trọn vẹn.
b) Đối lập với hoàn cảng ngục tù thiếu thốn, “không rượu cũng không hoa” là một “cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Câu hỏi tu từ “nại nhược hà?” (biết làm thế nào?) bộc lộ tâm trạng bối rối, băn khoăn, xốn xang của Bác – một người thi nhân, một người nghệ sĩ trước đêm trăng đẹp. Bác tiếc nuối vì không có rượu, có hoa để việc ngắm trăng, làm thơ thêm thú vị và trọn vẹn. Sự tiếc nuối, băn khoăn ấy là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết và một bản lĩnh, tinh thần thép của người tù cộng sản. Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.
c) Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, ở đầu hai câu đều có chữ chỉ người (nhân, thi gia) và chỉ trăng (nguyệt, minh nguyệt), ở giữa là từ chỉ cửa sổ song sắt nhà tù (song). Sự sắp xếp này cùng nghệ thuật đăng đối giữa hai câu đã làm nổi bật, nhấn mạnh mối giao hòa tuyệt vời giữa người và trăng. Bất chấp cả không gian ngục tù, bất chấp sự ngăn cách của chiếc "song sắt" chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì thả hồn ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để đến bên người. Đó là sự giao hòa tuyệt diệu, là mối quan hệ tri kỉ giữa người thi nhân và vầng trăng sáng.
d)
- Bài thơ vừa mang màu sắc cổ điển, lại vừa mang tinh thần hiện đại.
+ Chất cổ điển được thể hiện ở đề tài (Vọng nguyệt), thi liệu (rượu, hoa, trăng), thể thơ tứ tuyệt, cấu trúc đăng đối (hai câu cuối).
+ Còn tinh thần, màu sắc hiện đại thể hiện ở tâm hồn lạc quan, luôn ngập tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và bản lĩnh phi thường luôn hướng về ánh sáng của người chiến sĩ cộng sản...
- Thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc. ( hong bt là đúng chưa nữa )
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK