a) Biện pháp tu từ:
+ Phép điệp từ "nhớ" nhấn mạnh nỗi nhớ thương của người con xa quê
Nỗi nhớ là tình cảm quen thuộc thường xuất hiện trong ca dao dân ca. Trong bài ca dao này tác giả dân gian đề cập đến nỗi nhớ nhà của một người con trai. Xa quê, biết bao kỉ niệm thân thương lại vùa về nơi trí óc của chàng trai. Đầu tiên là chàng trai nhớ về món ăn tuy giản dị, dân giã mà lại ấm tình quê hương. Đó là món canh rau muống luộc ăn kèm với những quả cà dầm tương. Món ăn đó là món ăn thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của người Việt từ xưa tới nay. Món ăn đó đã theo chàng trai đi xa trong những đêm không ngủ. Đồng thời chàng trai còn nhớ về người "dãi nắng dầm xương", người đó phải chăng chính là người mẹ của chàng trai. Bởi chỉ có mẹ mới có thể chịu mọi vất vả gian khổ, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mong cho con một cuộc sống bình yên. Cuối cùng chàng trai nhớ đến người "tát nước bên đường hôm nao". Có lẽ ở đây chàng trai đang nhớ về người con gái trong lòng mình, nhớ về cô gái tát nước không ngại nắng mưa chăm chỉ làm lụng. Nỗi nhớ ấy cứ mơn man trong lòng chàng trai khiến anh không thể nào quên được. Như vật, chàng trai trong bài ca dao xa quê mà luôn nhớ đến những hình ảnh giản dị, quen thuộc và đầy ý nghĩa của quê hương
b)
- Biện pháp tu từ: Phép đối "ta - người", "dại" – "khôn", "vắng vẻ" – "lao xao".
- Một bên là nhà thơ xưng Ta một cách ngạo nghễ, một bên là Người ; một bên là dại của Ta, một bên là khôn của người ; một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao.
-> Ý nghĩa: Xa lánh chốn quan trường hiểm ác, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa hợp với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.
=> Khẳng định tuyên ngôn sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn. Ông tự nhận mình "dại" khi tìm nơi vắng vẻ đến sống, nhưng đây là cái "dại" khiến nhiều người ghen tỵ và ngưỡng mộ. Ông rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ độc đáo, lột tả được hết phong thái của ông. Ông bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người "khôn". Một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK