Văn bản tham khảo:
Phú Xuyên hiện có 124 làng có nghề, từ làng nghề sơn mài, khảm trai cho đến làng nghề mộc gia dụng, trong đó 39 làng được công nhận là làng nghề truyền thống. Từ những làng nghề này, không chỉ đời sống của người dân được cải thiện mà những giá trị nhân sinh tốt đẹp cũng được gìn giữ bảo tồn.
Sinh ra từ mảnh đất được mệnh danh là “đất trăm nghề”, ngay từ nhỏ, tôi đã cảm nhận được nét văn hóa đậm mùi hương gỗ ở Đại Nghiệp, mùi xi giày Phú Yên, nét trang nhã âu phục Vân Từ, lấp lánh khảm trai Chuyên Mỹ, màu tuổi thơ với những chú tò he Phượng Dục… Còn nhiều lắm hương vị quê hương, dù đi đâu tôi cũng nhớ về.
Có thể nói, Phú Xuyên là cái nôi của nhiều làng nghề nổi tiếng lâu đời. Tính chung trên địa bàn huyện Phú Xuyên hiện có 156/156 làng, cụm dân cư làm nghề (chiếm 100%) với 78 làng nghề được duy trì và phát triển; 39 làng được công nhận làng nghề theo tiêu chí cấp Thành phố; trong đó, có 9 làng khảm trai, 10 làng đan cỏ tế, 10 làng sản xuất đồ mộc, 12 làng may mặc và làm giày… Sản phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế giới. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 1 trường trung cấp nghề và 1 trường cao đẳng nghề, hằng năm đào tạo khoảng trên 1.000 học viên với các ngành, nghề đa dạng, phong phú.
Làng Đại Nghiệp là một làng nghề mộc mỹ nghệ truyền thống có từ lâu đời. Nguyên tên cũ là làng Già Cầu, sau đổi thành làng Tre. Từ năm 1948, làng có tên hành chính là thôn Đại Nghiệp, còn gọi là làng Đại Nghiệp, thể hiện mong ước một mảnh đất có “nghề lớn” sẽ được trường tồn và phát triển.
Nghề truyền thống ở Đại Nghiệp đã có từ rất xa xưa. Nhiều thế hệ thợ tài hoa của làng đã sản xuất đa dạng các sản phẩm mộc như sập gụ, tủ chè, bàn, ghế... Nhiều loại sản phẩm đặc sắc, quý giá xuất phát từ đôi tay người thợ làng Tre đã được cung tiến vua, dùng trong cung đình và các gia đình quyền quý.
Không biết bạn có cảm giác thế nào khi đặt chân đến Đại Nghiệp, nhưng với tôi, 20 năm qua, Đại Nghiệp đã thay đổi nhiều với khung cảnh nông thôn mới khang trang, hiện đại. Những con đường bê tông, những ngôi nhà cao tầng san sát nhau, những cột đèn cao áp, những panô, biển hiệu hai bên đường tạo nên dãy “phố làng” hiện đại. Nhưng nổi bật nhất chính là tiếng cưa, tiếng đục, tiếng bào lách cách, râm ran của các xưởng mộc vang lên rộn rã, vui tai.
Chúc học tốt
#by Con ngoan trò giỏi :33
#Hoidap247.
(Đây là bài mình có sẵn nên copy qua luôn).
Không chỉ là một món đồ chơi dân gian truyền thống gắn liền ký ức, tuổi thơ của bao đứa trẻ mà còn ẩn giấu bên trong là những giá trị về cuộc sống, những nét đẹp văn hóa dân tộc ta, đặc biết là đối với những đứa con Xuân La, Phú Xuyên , Hà Nội.
Đi khắp trong làng không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh các ông cụ già, trẻ con nặn tò hè, nhào bột và thích thú chơi đuà cùng nhau, hầu hết nhà nào cũng biết nặn tò he.
Trở về thời gian trước, người dân làng Xuân La thường nặn sẵn những chiếc tò he ở nhà rồi mang ra chợ bán, đặt trưng bày lên dĩa, rá hay những chiếc vòng tròn. Không được gắn sẵn vào thanh tre như bây giờ, về sau người ta tạo hình tò he trực tiếp lên những chiếc que tre.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK