Trang chủ Địa Lý Lớp 6 Câu 1. (1,25 điểm) Dựa vào đâu mà người ta...

Câu 1. (1,25 điểm) Dựa vào đâu mà người ta chia khoáng sản thành 3 nhóm? A. tính chất và công dụng B. công dụng và màu sắc C. tính chất và màu sắc D. tính chất

Câu hỏi :

Câu 1. (1,25 điểm) Dựa vào đâu mà người ta chia khoáng sản thành 3 nhóm? A. tính chất và công dụng B. công dụng và màu sắc C. tính chất và màu sắc D. tính chất và đặc tính Câu 2. (1,25 điểm) Các tầng khí quyển lần lượt từ trên xuống là: A. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu B. tầng cao của khí quyển bình lưu, đối lưu C. tầng cao của khí quyển đối lưu, bình lưu D. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu Câu 3. (1,25 điểm) Đỉnh núi phan-xi-pang ở Việt Nam cao 3.143m và biết nhiệt độ ở chân núi vào ngày nắng nóng nhất là 30°C, vậy nhiệt độ ở đỉnh núi là: A. 11,1°C B. 11,5°C C. 12°C D. 12,2°C Câu 4. (1,25 điểm) Phải đặt nhiệt kế cách mặt đất bao nhiêu khi đo nhiệt độ không khí? A. cách mặt đất 3m B. cách mặt đất 4m C. cách mặt đất 5m D. cách mặt đất 2m.

Lời giải 1 :

Câu 1 : A

Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia ra làm 3 nhóm. Đó là Khoáng sản năng lượng, kim loại và phi kim loại.

Câu 2 : B

các thứ tự tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

Câu 3 : A

Dựa vào dữ liệu đầu bài và biết rằng cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6°C. Nên ta có:

- Nhiệt độ giảm khi đi từ chân núi đến đỉnh núi là: 3.143m x 0,6 / 100 = 18,9°C.

- Nhiệt độ ở đỉnh núi là: 30°C – 18,9°C = 11,1°C.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

1. $\text{A}$

2 $\text{B}$

3 $\text{A}$

4 $\text{D}$

Giải thích:

Câu 1 chọn $\text{A}$ vì:

Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia làm 3 nhóm. Đó là khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại.

Câu 2 chọn $\text{B}$ vì:

Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

Câu 3 chọn $\text{A}$ vì:

Dựa vào dữ liệu đầu bài và biết rằng cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C. Nên ta có:

- Từ chân núi (0m) lên đỉnh núi (3243m) nhiệt độ giảm đi: (3.143m x 0,6)/100 = 18,90C

- Nhiệt độ tại đỉnh núi = nhiệt độ tại chân núi -  nhiệt độ bị giảm khi lên cao = 300C – 18,90C = 11,10C (nhiệt độ tại đỉnh núi).

Câu 4 chọn $\text{D}$ vì:

Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là vì:

-Nếu ta đo trực tiếp trên ánh nắng mặt trời thì đó là nhiệt độ mặt trời và không chính xác.

-Nếu ta đo ở mặt đất thì đó là nhiệt độ ở mặt đất chứ không phải nhiệt độ không khí.

-Vì vậy để đảm bao độ chính xác cao, khi đo chúng ta nên đo ở trong bóng râm và cách mặt đất 2m

 

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK