Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Cầu 2. (5.0 điểm) Phần tich hinh tượng nhân vất...

Cầu 2. (5.0 điểm) Phần tich hinh tượng nhân vất Huân Cao trong đoạn trích sau: Dêm hôm ấy, hic trại giam tinh Sơn chỉ còn văng có tiếng mỗ vọng canh, một c

Câu hỏi :

Viết giúp em đề này vs ạ Em cảm ơn

image

Lời giải 1 :

Nguyễn Tuân – một nhà văn “duy mỹ”, suốt đời đi tìm cái đẹp, đã thổi hồn vào những trang viết mang đến cho người đọc bao hình tượng với chiều sâu tư tưởng. Tập truyện Vang bóng một thời của ông có lẽ là nơi hội tụ những nét đẹp cao quý: thú uống trà đạo, thú chơi thư pháp, thả thơ,…Gắn liền với những thú chơi tao nhã ấy là những con người tài hoa bất đắc chí. Đặc biệt, Chữ người tử tù là tác phẩm của Nguyễn Tuân trích trong tập truyện ấy và Huấn Cao là nhân vật được ông miêu tả đặc sắc nhất. Đó là anh hùng thời loạn hội tụ đủ những phẩm chất tài năng: khí phách hiên ngang – thiên lương trong sáng – tài hoa uyên bác. Huấn Cao là một nguyên mẫu lịch sử có thật của thế kỉ XIX, là hiện thân của võ tướng – người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, nhà thư pháp lững lẫy một thời. Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nguyên mẫu lịch sử này đã tự nhiên đi vào trang văn mà hiện lên lung linh sáng tỏa trên từng con chữ.

Huấn Cao - một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cái cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu đến tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Đặc biệt, nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy hình tượng của Cao Bá Quát với văn chương “vô tiền Hán”, còn nhân cách thì “một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai” làm nguồn cảm hứng sang tạo nhân vật Huấn Cao đầy tài năng với nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.

Lần đầu tiên người đọc được biết Huấn Cao qua cuộc nói chuyện giữa thầy thơ lại và quản ngục; sau khi quản ngục “nhận được phiếu trát của Sơn Hưng Tuyên dốc bộ dường” nói về sáu người tù án chém, trong số đó người “thủ xướng” là Huấn Cao. Quản ngục đã từng được nghe người ta đồn, Huấn Cao chính là người “văn võ đều có tài cả” như nhận xét của thầy thơ lại trong đề lao. Qua lời trò chuyện ấy, ta thấy tiếng tăm của Huấn Cao đã nổi như cồn. Điều làm cho bọn ngục quan phải kiêng nể trước hết là “tài bẻ khóa, vượt ngục”. Tuy nhiên, đây không phải là trò của bọn tiểu nhân vô lại đục tường khoét vách tầm thường mà là hình ảnh của một người anh hùng ngang tàng“đỉnh thiên lập địa” không cam chịu cảnh tù đày áp bức, muốn bứt phá gông cùm xiềng xích để thoát khỏi vòng nô lệ. Vì thế, để khắc chạm nổi bật nét vẻ đẹp khí phách ở Huấn Cao, Nguyễn Tuân phát huy thế mạnh của lối miêu tả trực tiếp. Mỗi cử chỉ, lời nói, hành động, phong cách của nhân vật đều được miêu tả nổi hình nổi nét trên những trang văn. Cái khí phách ấy được thể hiện ở thái độ bất khuất, không nao núng, run sợ trước cường quyền.

Có thể thấy, Huấn Cao mang cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Trong khi những kẻ theo học đạo Nho thường thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng để rồi “dân luống chịu lầm than muôn phần”, thì Huấn Cao đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Bị triều đình phán xét là kẻ tử tù phản nghịch, tội xử chém, là “giặc cỏ” nhưng trong lòng nhân dân chính ông lại là một anh hùng bất khuất, một kẻ ngang tàng “chọc trời khuấy nước” sống ngoài vòng cương tỏa, lững lẫy. Trước những trò tiểu nhân thị oai, dọa dẫm của bọn tiểu lại giữ tù càng làm cho ông thêm phần ngang ngạo. Ông vẫn giữ thái độ bình thản, xem thường, dỗ gông, phủi rệp, hóm hỉnh đùa vui. Huấn Cao “cúi đầu thúc mạnh đầu thang gông xuống đất đánh thuỳnh một cái” làm vỡ tan đi chốn trang nghiêm của chốn ngục tù. Đó là thái độ ngang tàng, bất chấp luật pháp của một xã hội dơ bẩn.

Dù là một con hổ đã sa cơ, bị trói buộc bởi gông cùm, bị đe dọa bởi án tử hình, nhưng ở Huấn Cao, ta vẫn thấy toát lên cái khí phách oai phong, lúc nào cũng giữ vẻ lạnh lùng, bình thản. Người xưa thường nói “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”. Thay vì buồn rầu, chán nản “gặm một khối căm hờn trong cũi sắt” thì ông lại thản nhiên nhận rượu thịt và ăn uống no say coi như một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình.

Bên cạnh dũng khí ngất trời của một bậc hảo hán, vẻ đẹp của Huấn Cao còn là vẻ đẹp của con người tài hoa. Ông có tài viết chữ đẹp. "Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm". Đẹp đến mức người ta khát khao, ngưỡng vọng "có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời". Tuy nhiên, ông lại là người có ý thức giữ gìn cái đẹp, có lòng tự trọng:“Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Gửi bạn

image
image
image
image

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK