hơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Nếu phải chọn một nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1930-1945), mọi người sẽ không chút ngần ngại, chọn ngay Xuân Diệu, một nhà thơ từng được nhà phê bình nổi tiếng Hoài Thanh xem là mới nhất trong các nhà thơ mới. Bàn về thơ của nhà thơ tài danh này, nhà phê bình tác giả quyển Thi nhân Việt Nam cũng đã khẳng định:
Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.
Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu đã được tôn vinh là “Ông hoàng thơ tình” với hai tập thơ: Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945). Hai tập thơ này cùng chung một mạch cảm xúc là say đắm tình yêu và khao khát hạnh phúc: cuồng nhiệt. Đủ thấy nhà thơ đã tìm nguồn cảm hứng lãng mạn ở ngay cuộc đời trần thế. Thơ Xuân Diệu là thơ của một tâm hồn rất yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống. Đối với tác giả tập Thơ thơ, điều kì diệu nhất là cuộc sống, điều đẹp đẽ đầy ý nghĩa nhất là con người, tuổi trẻ và tình yêu. Nhà thơ ham sống, tha thiết với đời và khao khát tình yêu đến độ mê say. Thật vậy, Xuân Diệu yêu cuộc sông trần thế này với tất cả về bình dị, trong trẻo và nồng nhiệt nhất bàng một trái tim đắm đuối đến phút cuối cùng.
Hãy để cho tôi được giã từ
Vẫy chào cõi thực đổ vào hư
Trong hơi thở chót dâng trời đất
Cũng vẫn si tinh đến ngất ngư
(Không đề)
Chính vì vậy, nhà thơ đã quan sát, ghi nhận, và phát hiện ra được những lạc thú của cuộc sống. Hãy nghe chính Xuân Diệu đã tâm sự: “Với lòng tôi, trời đất chỉ có hai mùa: Xuân với Thu, hai mùa đặc biệt ý nhị, hai mùa có bình minh... Chứ còn từ Đông sang Xuân, sao mà sung sướng thế! Lạnh chuyến ngược lên ấm, từ một điều rất khó chịu chuyển ngược sang một điều rất dễ chịu. Theo lệ ấy, Hè sang Thu là bao nhiêu khoái trá cho giác quan, được rời bó lửa chói chang mà vào trong nước hiền hòa mát mẻ... Đầu xuân là bình minh ấm của lòng tôi. Và ấm hay mát. Thu hay Xuân, lòng cũng rạo rực những tiếng mùa ái tình ghé môi gọi mời trong gió.
(Trường ca-Xuân Diệu)
Đúng là phải ham sống, biết yêu, biết tận hưởng cuộc sống trần thế như Xuân Diệu mới viết nên được những dòng cảm nhận chính xác và tinh tế đến như vậy.
Cũng với tâm hồn đắm say và lãng mạn, trong bài Vội làng nhà thơ đi viết:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi...
(Vội vàng-Xuân Diệu)
Trước mắt Xuân Diệu, cuộc sống điển ra vô cùng sôi động, một nguồn nhựa sống bất tuyệt như đang tuôn trào dào dạt. Hai tiếng “này đây” lặp đi lặp lại nhiều lần như cho thấy những hương màu của mùa xuân mà nhà thơ đang trưng bày ra đây là nhiều, là dọn sẩn món ngon của bữa tiệc trần gian không sao kể cho xiết được. Này đây, này đây... là những hình ảnh đẹp đẽ và hấp dẫn của thiên nhiên cây cỏ, lá của cành tơ, khúc tình si của yến anh và cả hàng mi với đôi làn mắt chớp. Tất cả đều hiện ra trong một sắc màu sáng sủa và sinh động thể hiện “một nguồn sống dào dạt đắm say chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.
Là người gắn bó với sự sống, vồ vập trước mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, cây cỏ và con người lại khao khát tình yêu một cách cuồng nhiệt. Xuân Diệu muốn ôm cả hương sắc của trần thế vào lòng mình.
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muối riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng...
Đoạn thơ này với nhịp thợ dồn dập, sôi nổi, trào tuôn khiến người đọc không khỏi liên tưởng đến nhịp rộn ràng của trái tim thi nhân phút này. Xưa nay, đã mấy ai có được cái ham muốn nhiệt cuồng và mãnh liệt đến như vậy. Ở đây, Xuân Diệu muốn ôm vào vòng tay mình cả sự sống... mơn mởn, nhà thơ muốn riết mây đưa, muốn say cánh bướm, muốn thâu trong một cái hôn nhiều... Ngay trong nụ hôn thôi, đó là cái riêng tư giữa hai người với nhau mà thi nhân lại tưởng như trong đó đã thâu tóm cả nước non, cây cỏ. Đã vậy, lòng khát khao giao cảm, niềm say đắm với cảnh trời với tình yêu của thi nhân lại ngày một tảng lên mạnh mẽ và dữ dội.
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng-Xuân Diệu)
Cũng chỉ có Xuân Diệu mới có thể say đắm và thèm khát tình yêu đến nỗi đã khẳng định:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào
(Bài thơ tuổi nhỏ - Xuân Diệu)
Trong thơ tình của thi nhân này còn biết bao vần điệu nồng nàn, mãnh liệt và đắm say đến độ nhiệt cuồng, dữ dội:
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh .
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi!
(Tương tư chiều-Xuân Diệu)
Nên lúc môi ta kể miệng thắm
Trời ơi! Ta muốn uống hồn em!
(Vô biên-Xuân Diệu)
Tuy Xuân Diệu đã khẳng định “cái tôi” một cách mạnh mẽ bằng khát vọng tận hưởng hạnh phúc trần gian như thế, những do lúc bấy giờ thiếu một quan niệm biện chứng về thế giới, nhà thơ chỉ thấy thời gian là biến suy, là tàn tạ, là phôi pha và chỉ thấy ở cuối chặng đường đời là cái già, cái chết là sự hư vô:
Tóc ngời mai mốt không đen nữa
Tuổi trẻ khô đi mặt xấu rồi
Già nua đã bỏ sẵn hai tay
Hôm ấy trông ta gượng ánh ngày
Bệnh hoạn cắn xương như rắn rúc,
Ta ngồi góp lực nhớ hôm nay.
(Hư vô - Xuân Diệu)
Già sẽ đến, giơ tay xua ánh sáng
Đuổi bướm chim làm sợ cả hoa hương
Và dần dà càng rõ rệt bộ xương
Mà bạn hữu sẽ đặt nằm dưới đất.
(Thanh niên - Xuân Diệu)
Chẳng khác chi một người có vật báu, lòng luôn nơm nớp lo sợ mất nó. Xuân Diệu cũng vậy. Say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, thi nhân rất sợ mất nó, vì biết rằng tuổi xuân sẽ qua đi, cuộc đời sẽ mất đi. Vì thế mà Xuân Diệu lúc nào cũng vội vàng, cuống quýt giục giã để tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình:
Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em ơi em: tình non sắp già rồi
Con chim hồng trái tim nhỏ của tôi
Mau với chứ, thời gian không đứng đợi
... Gấp đi em anh rất sợ ngày mai
(Giục giã - Xuân Diệu)
Ở bề sâu của cái “vội vàng”, của lời "giục giã“ ấy vẫn là một tâm hồn yêu đời sâu nặng, yêu cuộc sống một cách thiết tha của Xuân Diệu. Chính vì thế khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, tha thiết.
Tâm hồn của nhà thơ luôn khát khao được giao cảm với đời, say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời. Với tất cả tâm hồn mình, người đã bao lần lắng nghe những tiếng nói “huyền diệu” của đất trời:
Hãy lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn
Như hương thấm tận qua xương tủy
Âm điệu thần tiên thấm tận hồn
(Huyền diệu-Xuân Diệu)
Phải nồng nàn, tha thiết lắm mới “còn cứ rung hoài như chiếc lá “khi khúc nhạc” ấy đã ngừng im”.
Phải nồng nàn và tha thiết lắm nhà thơ mới nghe được ca tiếng lòng của đôi kẻ yêu nhau:
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung dộng nỗi thương yêu
(Thơ duyên -Xuân Diệu)
Với tất cả tâm hồn nhạy cảm đầy nồng nàn và tha thiết của mình, Xuân Diệu cũng nghe được cả sự rung động trong lòng ta và trong ý bạn.
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em
(Thơ duyên-Xuân Diệu)
Đó là trong niềm vui. Nhưng ngay trong nỗi buồn, Xuân Diệu cũng không hề lặng lẽ mà vẫn rất nồng nàn và tha thiết. Chính điều này đã khiến nhà thơ nhìn mọi vật trong đời giữa cái thế luôn vận động. Thật vậy, chỉ có đôi mắt xanh non của Xuân Diệu mới nhìn thấy sự “rung mình” của ánh trăng khi nghe tiếng đàn lạnh lẽo giữa đêm thu:
Linh lung ánh sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh!
(Nguyệt cầm-Xuân Diệu)
Cũng chính đôi mắt ấy đã phát hiện ra hình hài của cái lạnh đang luồn trong gió đến, khi mùa thu mới chớm về:
Đã nghe rét mướt, luồn trong gió
(Đây mùa thu tới-Xuân Diệu)
Trong thơ mình và ngay cả trong đời mình, Xuân Diệu lúc nào cũng thể hiện một sự tha thiết nồng nàn hay nói khác, một chất sống mãnh liệt dào dạt. Không thể tìm thấy ở nhà thơ tài danh này sự nguội lạnh hay sự nhàn nhạt một cách đơn điệu trung bình, đều đều, phẳng lặng. Với nhà thơ thì:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
(Giục giã-Xuân Diệu)
Phải hiểu là hai câu thơ này không thể hiện sự hưởng lạc hay sống gấp mà chính là thể hiện một tấm lòng ham sống, say mê sống đến độ tha thiết, nồng nàn, dạt dào và mãnh liệt của chính bản thân nhà thơ.
Tóm lại, đúng như nhận định của Hoài Thanh: “Thơ Xuân Diệu còn lù một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui củng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. Suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, tình yêu đối với cuộc sống, với con người, với tuổi trẻ và tình yêu trong lòng của nhà thơ vẫn luôn luôn dạt dào và mãnh liệt. Chính vì vậy mà “ông Hoàng của thơ tình” đã khám phá được nhiều biến thái tinh vi của thiên nhiên cũng như nội tâm con người và thể hiện được trong những vần thơ ít lời, nhiều ý, súc tích như đong lại bao nhiêu là tinh hoa. (Thế Lữ).
Với những ý tưởng và phong cách thơ độc đáo, Xuân Diệu đã trở thành một tác giả nổi bật nhất của phong trào Thơ mới. Nhà phê bình Hoài Thanh đã viết về ông trong cuốn Thi nhân Việt Nam “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết”. Trong những thi phẩm của Xuân Diệu, bài thơ Vội vàng chính là một minh chứng rõ nét nhất cho nhận xét trên.
Những năm 30, Thơ mới ra đời và thực sự đã thắng thế trên văn đàn. Thế nhưng phải chờ đến Xuân Diệu, người đọc mới được biết “một nhà Thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”. Sự xuất hiện của ông cùng với những “thiết tha, rạo rực, băn khoăn” đã làm nên “một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.
Trong cảm nhận của Xuân Diệu, hiện thực cuộc sống luôn tràn đầy sắc màu, âm thanh và hương vị:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Nhà thơ như muốn đoạt quyền của Tạo hóa : tắt nắng, buộc gió.
Thiết tha yêu cuộc đời, Xuân Diệu muốn giữ cho hương sắc còn mãi với thời gian. Những vẻ đẹp của sắc hoa, của “đồng nội xanh rì”, của lá cành phơ phất trong gió nhẹ chính là “thiên đường trên mặt đất”, là thế giới của mùa xuân và tình yêu :
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Bút pháp nghệ thuật đặc sắc đã làm cho cái thế giới mà Xuân Diệu gọi là “sự sống mơn mởn” thêm sống động biết bao. Những liệt kê, nhấn mạnh đến năm lần chữ “này đây” cho thấy một cảm nhận phong phú, dồi dào, vô tận của vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời. Những liên từ được dùng liên tiếp trong đoạn thơ cũng như trong toàn bài “Và này đây ánh sáng chớp hàng ”, “non nước cây và cỏ rạng ”tạo một nhịp điệu nhanh, dồn dập biểu hiện của niềm yêu sống không kiềm chế được. Xuân Diệu đã kể ra những vẻ đẹp của cuộc đời với một tình cảm yêu dấu thiết tha. Ngày tháng trong con mắt của thi nhân trở thành những “tuần tháng mật”, và những âm thanh của thiên nhiên được thể hiện như những “khúc tình si”. Vẻ đẹp của đất trời, của mùa xuân, tình yêu khiến tâm hồn thi nhân càng say đắm. Cảnh bình minh hiện lên thật độc đáo qua dáng vẻ người thiếu nữ với hàng mi dài: “ánh sáng chớp hàng mi”. Xuân Diệu đã có một sự sáng tạo mới lạ trong hình tượng thơ ấy với cảm nhận “Rặng mi dài xao động ánh dương vui”. Thiếu nữ chớp hàng mi và tỏa ra muôn luồng ánh sáng, cũng giống như hình ảnh “rặng liễu" ven hồ trong “Đây mùa thu tới" là vẻ đẹp của thiếu nữ với mái tóc buồn buông xõa. Trong không khí tình ái với “tuần tháng mật”, “Khúc tình si” và cả hàng mi dài của người thiếu nữ, hình ảnh so sánh “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” đã cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ. Câu thơ thật gợi cảm cho thấy một cái nhìn đê mê, say đắm, tình tứ trước vẻ đẹp của cuộc đời. Yêu tha thiết vẻ đẹp của mùa xuân đất trời, của tuổi trẻ, hạnh phúc nên ta hiểu vì sao Xuân Diệu có ý tướng đoạt lấy sự sống, như chạy đua với thời gian : “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa – Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
Thi nhân yêu cuộc đời tha thiết như vậy nhưng bỗng nhận ra bao điều nghịch lí. Dấu chấm giữa dòng thơ với một giá trị biểu cảm đặc sắc cho thấy bao sững sờ, ngơ ngác của nhân vật trữ tình khi nhận ra những gì là tương phản, trớ trêu giữa “tôi” và cuộc đời:
Lòng tôi rộng nhưng lượng cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.
“Tôi” muốn yêu cuộc đời mãi mãi nhưng cuộc đời con người lại có giới hạn, cái giới hạn nghiệt ngã “Trắm năm trong cõi người ta”. Mùa xuân của trời đất thì tuần hoàn, còn mùa xuân của tuổi trẻ thì trớ trêu thay “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi. Cuộc sống là vĩnh cửu nhưng con người, tuổi trẻ lại chẳng còn mãi. Những đối nghịch ấy khiến cho thi nhân có cảm nhận về thời gian thật độc đáo:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.
Ý thức mạnh mẽ về bước đi gấp gáp của thời gian,. Xuân Diệu càng có cảm nhận rõ hơn về sự chia phôi giữa cái “còn” và cái “chẳng còn”: “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”.
Thời gian đã cướp đi tuổi trẻ, hủy hoại sự sống đẹp đẽ và tình tứ này bởi "Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. Thời gian đem đến sự chia lìa “sớm vị chia phôi”, “than thầm tiễn biệt”, những tiếng chim rộn ràng với “cơn gió xinh” và lá biếc cũng câm lặng, tàn phai theo năm tháng. Cái “thiên đường trên mặt đất” của thi nhân đang tràn ngập hương sắc như thế bỗng trở nên ngừng bặt khiến tâm hồn “say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời” của thi nhân phải nghẹn ngào thốt lên "Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa”. Những ám ảnh thời gian ấy đã thôi thúc Xuân Diệu, ông không thể "chờ nắng hạ mới hoài xuân" mà “vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình”, muốn sống một cách cao độ, mạnh mẽ mỗi phút giây của tuổi thanh xuân. Hãy “mau đi thôi” trong lúc mùa thời gian “chưa ngả chiều hôm”, Trong cảm hứng mới này nhân vật trữ tình chuyển từ cách xưng “tôi” sang “ta” như muốn vượt thoát, bứt ra khỏi giới hạn của chữ “tôi” chật chội, để trở thành một “ta” khổng lồ sánh cùng trời đất. Chẳng qua đó cũng là một thái độ dứt khoát nhưng cũng thật tham lam, cuống quýt muốn đoạt lấy sự sống trong mọi chiều kích :
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước và cây và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi.
Nếu ở đoạn đầu hai chữ “này đây” cứ trở đi trở lại đến năm lần thì ở những dòng thơ trên lặp lại điệp từ “muốn” như tạo một sự tương ứng. “Ta muốn” đó là sự sống mở, vụt lớn, kiêu hãnh, tự tin thấy mình được quyền đòi hỏi, được quyền khẳng định. Thái độ ấy, tâm trạng ấy chỉ có ở thơ mới và đặc biệt mạnh mẽ trong thơ Xuân Diệu, trong khi ở “chốn nước non lặng lẽ” của những năm đầu thế kỉ XX không thể có được và “chưa từng thấy” bao giờ. Những động từ được sử dụng với tần số lớn và theo chiều hướng tăng tiến : “ôm”, "riết ", "thâu”, rồi lên tới đỉnh điểm: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào người!”. Trạng thái tình cảm sôi nổi, khao khát, dồn dập thể hiện niềm “khát khao giao cảm với đời” của tác giả mỗi lúc một mạnh mẽ. Tinh yêu cuộc đời, mong muốn được “tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi” của Xuân Diệu cũng tăng lên từ “chếnh choáng”, “đã đầy” và cuối cùng là “no nê”. “Ta thấy cả nỗi cuống quýt, sáng sốt của thi nhân như với lấy nhũng giây phút đã qua, bám lấy bầu xuân hồng”. Nhận xét của nhà thơ Thế Lữ đã cho ta rõ hơn tình cảm thiết tha của Xuân Diệu dành cho cuộc đời, một niềm yêu thương, gắn bó cực kì mạnh mẽ.
Bằng niềm yêu sống và “khát khao giao cảm với đời”, Xuân Diệu đã tuyên chiến với những “ao đời” phẳng lặng và tù túng. Ông đã làm nên một cái Tôi cá nhân sống động không lẫn vào bất kì ai. “Ông là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy” trước đó, ở thời điểm đó, và mãi về sau.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK